Các công cụ quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Agribank Ch

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng agribank up (Trang 51 - 54)

2.4. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Agribank Ch

2.4.4. Các công cụ quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Agribank Ch

Chi nhánh Bắc Đồng Nai.

Việc đo lường rủi ro thanh khoản tại HDBank dựa trên các công cụ như phân tích các chỉ số thanh khoản, kết hợp phương pháp dự báo dòng tiền tương lai sau khi điều chỉnh hành vi khách hàng và cơng cụ phân tích tình huống và thử nghiệm căng thẳng Trong đó, phương pháp phân tích các chỉ số là phương pháp chủ đạo nhất. Đối với các chỉ số thanh khoản, HDBank quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ các chỉ tiêu trên bảng tổng kết tài sản và có các biện pháp thực hiện các giới hạn đó.

2.4.4.1. Các chỉ số rủi ro thanh khoản

Các chỉ số rủi ro thanh khoản giúp HDBank giám sát mức độ rủi ro và các điều kiện thanh khoản trong phạm vi mức độ chấp nhận rủi ro đã được xác định.

Các hạn mức rủi ro thanh khoản được ALCO phê duyệt từng thời kỳ thông qua hạn mức trạng thái thanh khoản cho các thang kỳ đến hạn. Khối Nguồn vốn & KDTT chịu trách nhiệm thực hiện và phòng ALM theo dõi tính tuân thủ các hạn mức rủi ro thanh khoản và báo cáo ALCO theo quy định.

Bảng 2.5: Các chỉ số rủi ro thanh khoản

Stt Chỉ số rủi ro thanh khoản Giới hạn

1 Tài sản lỏng/Tổng TS (Trừ vốn CSH) ≥ 20%

2 Khả năng thanh toán

2.1. Tỷ lệ Khả năng thanh toán ngay ≥ 15%

2.2. Tỷ lệ Khả năng thanh toán (7 ngày) = VND ≥ 100%

2.3 Tỷ lệ Khả năng thanh toán (7 ngày) = USD ≥ 100%

3 Hạn mức mở GAP

3.1. GAP ALM = VND đến 7 ngày/ Tổng huy động -10%

3.2 GAP ALM = VND kỳ hạn 7 ngày đến 30 ngày/Tổng huy động -25%

4 Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR)

4.1 LDR tổng quy đổi ≥ 60%

≤ 80%

4.2 LDR = VND ≥ 60%

4.3 LDR = USD ≥ 60% ≤ 100%

4.4 LDR = vàng 0%

5 Tỷ lệ sử dụng vốn NH cho vay TDH theo thời gian còn lại. ≤ 20%

6 Hệ số an toàn vốn CAR ≥ 10%

≤ 16%

7 Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) ≥ 100%

8 Tỷ lệ nguồn vốn ổn định (NSFR) 9 Tỷ lệ rủi ro thanh khoản

9.1 Trường hợp có khả năng xảy ra nhất ≤ 5% Vốn CSH

9.2 Trường hợp xấu nhất ≤ 10% Vốn CSH

2.4.4.2. Thử nghiệm căng thẳng thanh khoản

Công cụ thực hiện thử nghiệm căng thẳng

Thử nghiệm căng thẳng tại HDBank được xây dựng trên cơ sở Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR) của Basel III, trong đó xác định khả năng của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong 30 ngày trong tình huống căng thẳng thanh khoản đòi hỏi Ngân hàng cần sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao.

Các tình huống để thực hiện thử nghiệm căng thẳng

Có thể từ sự kiện bất lợi của thị trường và của chính Ngân hàng. Các giả định được sử dụng để phát triển các tình huống thử nghiệm căng thẳng bao gồm:

- Suy giảm giá trị của các tài sản có tình thanh khoản cao gia tăng. - Tỉ lệ suy giảm tiền gửi từ khách hàng gia tăng.

- Tỉ lệ tái tục của danh mục tiền gửi của khách hàng suy giảm đáng kể so sánh với tình huống kinh doanh bình thường có phân tích hành vi.

- Tỉ lệ rút trước hạn của danh mục tiền gửi từ khách hàng gia tăng. - Tỉ lệ tái tục của danh mục vay gia tăng.

- Tỉ lệ tái tục của danh mục huy động trên liên ngân hàng là không.

- Tỉ lệ rút vay của các hạn mức cam kết còn lại và các khoản mục khác trên bảng cân đối ngoại bảng (LC, bảo lãnh Ngân hàng) gia tăng

Các giả định nêu trên được giả định xảy ra trong thời gian là 30 ngày nhằm tính tốn chênh lệch thanh khoản lũy kế và xác định dự trữ thanh khoản cần thiết giúp

Ngân hàng có đủ khả năng duy trì trạng thái thanh khoản dương ở tất cả các thang kỳ hạn.

Cấp độ kiểm nghiệm căng thẳng

- Cấp độ 1 - căng thẳng ở cấp độ thấp: sử dụng các giả định trong các điều kiện kinh doanh bình thường dựa trên việc sử dụng dữ liệu thống kê trong quá khứ ở cấp độ trung bình.

- Cấp độ 2 - căng thẳng ở cấp độ cao: các giả định được thực hiện bằng việc sử dụng tình huống căng thẳng thanh khoản xấu nhất đã xảy ra trong q khứ. 2.4.4.3. Phân tích tình huống

Trong phân tích tình huống, ngân hàng thực hiện phân tích rủi ro thanh khoản trong trường hợp phát sinh chênh lệch luồng tiền âm, với các tình huống phụ trội thanh khoản thay đổi khác nhau đối với từng loại tiền. Ví dụ phụ trội thanh khoản VND thay đổi từ 0,5% đến 2,5% với bước nhảy 0,5%. Phụ trội thanh khoản của USD thay đổi từ 0,1% đến 0,5% với bước nhảy 0,1%.

Phụ trội thanh khoản là giá trị lãi suất mà ngân hàng phải chi trả để duy trì các khoản tiền gửi đáo hạn, thu hút các khoản tiền gửi mới hoặc đi vay thị trường liên ngân hàng.

Phân tích tình huống kiểm tra rủi ro thanh khoản dựa trên các tình huống phụ trội thanh khoản trong trường hợp có xác suất xảy ra nhiều nhất và trường hợp xấu nhất.

Phân tích tình huống nhằm đo lường mức lỗ tiềm tàng tương lai phát sinh do mức chênh lệch lũy kế âm của hồ sơ kỳ hạn trong các kỳ đáo hạn ngắn. Vì chấp nhận chi phí tăng thêm để duy trì trạng thái thanh khoản là một hoạt động bình thường trong hoạt động ngân hàng .

2.4.4.4. Kế hoạch dự phòng thanh khoản

Kế hoạch dự phòng thanh khoản được ngân hàng xây dựng để đánh giá khủng hoảng thanh khoản tiềm ẩn cũng như vạch ra các hành động cần thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của các khủng hoảng tiềm ẩn.

Kế hoạch dự phòng thanh khoản cũng chỉ ra các phương thức huy động vốn khác nhau có thể được xem xét và kế hoạch thực hiện nhằm quản lý môt cuộc khủng

hoảng kéo dài, đồng thời cũng bao gồm việc vô hiệu khi cuôc khủng hoảng đã được giải quyết xong.

Kế hoạch dự phòng thanh khoản bao gồm 6 bước từ khi phát hiện khủng hoảng thanh khoản tiềm tàng cho đến lúc kết thúc kế hoạch.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng agribank up (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w