CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 54 - 59)

II. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG

3.1 CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT

3.1.1 Mục đích và quyền hạn của các doanh nghiệp giao nhận

Các doanh nghiệp đƣợc thành lập theo luật định và tự chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của mình.

* Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp

- Thực hiện chức năng của một tổ chức giao nhận vận tải quốc tế: tổ chức sắp xếp việc chuyển chở hàng hóa bằng đƣờng biển, đƣờng hàng khơng, đƣờng thủy nội địa, đƣờng bộ, đƣờng sắt..., tiến hành các dịch vụ vận tải giao nhận, gom hàng, lƣu kho bảo quản, tái chế, chia hàng lẻ, tổ chức chuyên chở hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế thƣơng mại thông qua việc lựa chọn các phƣơng tiện vận tải hợp lý trên lãnh thổ Việt Nam và nƣớc ngoài.

Đỗ Thu Trang 50 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

- Mở rộng liên doanh, liên kết, tích cực chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, mở rộng phạm vi kinh doanh, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, tiến tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics.

* Quyền hạn của các doanh nghiệp

- Chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc về các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc

- Tham gia vào các hoạt động, trở thành thành viên của các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế và khu vực nhƣ Liên đoàn quốc tế những hiệp hội giao nhận (FIATA), Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á (AFFA). Các doanh nghiệp có dịch vụ vận tải mạnh thì cịn trở thành thành viên của một số tổ chức nhƣ Tổ chức Hàng hải quốc tế và Ban-tich (BIMCO), Liên đoàn những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải (FONASBA), Hiệp hội chủ tàu các nƣớc thuộc Đông Nam Á (FASA), Diễn đàn chủ tàu Châu Á (ASF)...., ngoài ra là thành viên của các tổ chức quốc gia nhƣ Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Phịng Thƣơng mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI).

- Tham gia các hội chợ triển lãm có liên quan, tổ chức hoặc phối hợp với hiệp hội tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn xúc tiến thƣơng mại, phổ biến kiến thức luật pháp quốc tế...., xuất bản các ấn phẩm quảng cáo cho doanh nghiệp

- Mời khách hàng nƣớc ngoài vào Việt Nam hoặc cử cán bộ Việt Nam ra nƣớc ngoài học tập, làm việc; đƣợc lập đại lý và đại diện thƣơng mại theo quy chế hiện hành

Đỗ Thu Trang 51 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

- Chủ động tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch chiến lƣợc kinh doanh, chế độ quản lý và phƣơng án đảm bảo nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc và đối với ngƣời lao động theo quy định của pháp luật.

3.1.2 Cơ cấu thành phần các doanh nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 900-1000 doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Thời gian hoạt động trung bình của doanh nghiệp là năm năm với số vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỉ đồng/doanh nghiệp. Số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng. Các thƣơng nhân Việt Nam và thƣơng nhân nƣớc ngoài cùng tham gia khai thác hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam. Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt nam hiện nay khá đa dạng, gồm có:

- Doanh nghiệp Nhà nước:

Trƣớc đây, các doanh nghiệp giao nhận thuộc sở hữu của Nhà nƣớc thì hiện nay đã đƣợc chuyển dần sang công ty cổ phần và Nhà nƣớc chỉ sở hữu một phần rất nhỏ các công ty này. Điển hình là Cơng ty Giao nhận kho vận ngoại thƣơng Vietrans đƣợc thành lập năm 1970 là doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Thƣơng mại, nay là Bộ Công thƣơng; Công ty kho vận Dịch vụ Thƣơng mại Vintranco; Công ty Giao nhận kho vận Ngoại Thƣơng TP.HCM Vinatrans trực thuộc Bộ Thƣơng mại, nay là Bộ Công thƣơng.

Các công ty này đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất tốt nhƣ trụ sở, kho bãi.... Tuy nhiên, một số công ty tỏ ra làm ăn kém hiệu quả, kém năng động sáng tạo trong nền kinh tế thị trƣờng. Các công ty này sẽ dần dần đƣợc cổ phần hố để thích nghi với mơi trƣờng cạnh tranh mạnh mẽ khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO và phải tuân thủ những cam kết khi gia nhập.

Đỗ Thu Trang 52 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

Loại hình doanh nghiệp này chiếm tỉ lệ khá lớn trong ngành giao nhận. Khơng những thế, nó phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Nhà nƣớc sau khi đƣợc cổ phần hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn vì phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình và khơng cịn đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ về tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật. Điển hình là Cơng ty cổ phần đại lý Liên hiệp vận chuyển Gemadept tiền thân là một Doanh nghiệp Nhà nƣớc, là một trong ba cơng ty đầu tiên đƣợc cổ phần hố năm 1993 và hiện nay đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn; Cơng ty cổ phần dịch vụ vận tải Trung ƣơng Vinafco tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc bộ Giao thông vận tải; hoặc nhƣ Công ty cổ phần kho vận miền Nam Sotrans đƣợc cổ phần hố từ cơng ty kho vận miền Nam thành lập năm 1975 trực thuộc Bộ Thƣơng mại; Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht có tiền thân là một công ty Nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1963 và đƣợc cổ phần hóa năm 2006.

Các cơng ty cổ phần khơng có xuất phát điểm là doanh nghiệp Nhà nƣớc hiện nay cũng đƣợc thành lập và tham gia vào thị trƣờng ngày càng nhiều. Có thể kể đến một vài cái tên nhƣ Công ty CP giao nhận vận chuyển và thƣơng mại liên kết quốc tế Interlink, Công ty CP dịch vụ giao nhận hàng hoá TNN Hải Phịng, Cơng ty CP dịch vụ giao nhận vận tải ƣu vận (Vantage logistics Corp), Công ty CP giao nhận Đông Dƣơng Indochina.....

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

Loại hình doanh nghiệp này chiếm số lƣợng lớn nhất trong tổng số khoảng gần 1000 doanh nghiệp giao nhận và logistics hiện nay. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ giao nhận thì rất nhiều doanh nhân đã bỏ vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ này, ví dụ nhƣ Cơng ty TNHH Tiếp vận Thăng Long, Công ty TNHH Thƣơng mại và giao nhận hàng hố F.D.I, Cơng ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ giao nhận Thế Kỷ Mới....

Đỗ Thu Trang 53 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

Quy mô của các công ty này tƣơng đối nhỏ, vốn bỏ ra khơng nhiều. Văn phịng, kho bãi, phƣơng tiện vận chuyển nhiều khi khơng có hoặc ít cho nên phải đi thuê. Bộ máy doanh nghiệp cũng nhỏ, nhân lực không nhiều. Mặt khác các công ty này khơng có mạng lƣới đại lý ở nƣớc ngoài nên chủ yếu cung cấp những dịch vụ giao nhận truyền thống đơn giản hoặc phải thông qua các cơng ty giao nhận lớn, có uy tín để gửi hàng.

- Công ty liên doanh

Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng giao nhận Việt Nam ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng (kinh doanh giao nhận kho vận, đại lý vận tải, đại lý làm thủ tục hải quan.....thậm chí lo liệu việc chuyên chở nhƣ là hãng tàu hoặc ngƣời chuyên chở thực tế). Một số cơng ty liên doanh uy tín có thể kể đến là Cơng ty liên doanh Việt Pháp Gemartrans, Công ty liên doanh Schenker-Gemadept Logistics Vietnam, Liên doanh TNT- Vietrans Express worldwide, Liên doanh Cosfi JV (Safi và Cosco).... Các công ty này kinh doanh tƣơng đối tốt do tiếp cận đƣợc cơng nghệ tiên tiến, có lợi thế về kinh nghiệm, quản lý và vốn của nƣớc ngoài. Nhờ vậy các giải pháp kinh doanh và các dịch vụ họ cung cấp nhìn chung có chất lƣợng tốt, đảm bảo về chữ tín. Hầu hết các cơng ty này đều có hệ thống mạng lƣới ở khắp nơi trên thế giới và hệ thống mạng nội bộ giữa các chi nhánh ở các nƣớc với nhau. Vì thế các cơng ty này thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng là các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, lƣợng hàng xuất nhập khẩu lớn.

3.1.3 Quy mô và hoạt động của các doanh nghiệp

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong nƣớc đều có quy mô nhỏ và hoạt động rời rạc. Bên cạnh một số doanh nghiệp của Nhà nƣớc có quy mơ tƣơng đối lớn thì các doanh nghiệp của tƣ nhân chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận tại thị trƣờng Việt Nam, tồn tại

Đỗ Thu Trang 54 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

dƣới hình thức cơng ty TNHH và công ty Cổ phần. Các doanh nghiệp này phần lớn có quy mơ nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Cụ thể là:

- Vốn kinh doanh nhỏ. Có những doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn kinh doanh từ 300-500 triệu đồng.

- Nguồn nhân lực yếu, số lƣợng nhân viên ít nên chỉ đáp ứng đƣợc những công việc đơn giản của khách hàng. Tổ chức bộ máy doanh nghiệp đơn giản

- Các doanh nghiệp này hầu nhƣ chƣa có hệ thống đại lý, chi nhánh và văn phòng đại diện tại nƣớc ngồi, một phần vì rào cản từ phía nƣớc ngồi nhƣng phần nhiều vì tiềm lực doanh nghiệp chƣa đủ mạnh. Điều này gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai các hoạt động kinh doanh đa dạng vì xu thế hiện nay là tồn cầu hóa.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, tính nghiệp đồn cịn rời rạc kể cả khi cùng là thành viên của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS. Thay vì liên kết thì hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ khá manh mún, chụp giựt và hạ giá, nhiều khi là cạnh tranh thiếu lành mạnh để lôi kéo khách hàng trong khi chất lƣợng dịch vụ thì chƣa đƣợc cải thiện nhiều. Điều đó gây nên những hiện tƣợng tiêu cực trên thị trƣờng, tạo nên những tiền lệ xấu, ảnh hƣởng đến uy tín và hình ảnh của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam. Vì vậy Nhà nƣớc phải tăng cƣờng ngăn chặn và xử lý hiện tƣợng trên để tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, nâng cao hình ảnh của thị trƣờng Việt Nam với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhất là trong bối cảnh gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)