SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 73 - 75)

ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

1. Về lý luận

Trong giai đoạn hiện nay, tiến trình mở cửa hội nhập và xu thế tồn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới thị trƣờng giao nhận vận tải ở Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp giao nhận nói riêng. Cùng với tài chính ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, công nghệ thông tin..., giao nhận vận tải trở thành một trong những ngành phát triển rất nhanh.

Việc gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực mà mới đây nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cùng những liên kết song phƣơng và đa phƣơng đặt ra những vấn đề mới cho thị trƣờng giao nhận vận tải của nƣớc ta. Bƣớc vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp giao nhận vận tải sẽ có cơ hội phát triển cùng với những thách thức không nhỏ. Nhà nƣớc phải có chiến lƣợc và lộ trình phát triển ngành giao nhận vận tải sao cho phù hợp với những cam kết quốc tế, cụ thể là cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO.

Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trƣờng giao nhận vận tải bằng cách cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập liên doanh với tỷ lệ vốn góp không quá 51% ngay từ khi gia nhập, và đƣợc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài sau 5-7 năm.

Trƣớc mắt sau 2 năm trở thành thành viên chính thức WTO, nhà đầu tƣ nƣớc ngồi có thể góp vốn 49% trong liên doanh để kinh doanh giao nhận, dịch vụ hỗ trợ ngành vận tải.

Đỗ Thu Trang 69 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

Trong bối cảnh đó, vai trị quản lý của Nhà nƣớc càng phải đƣợc tăng cƣờng để định hƣớng thị trƣờng phù hợp với các cam kết của nƣớc ta khi gia nhập các tổ chức tài chính, thƣơng mại, kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời phù hợp với những thay đổi nhanh và mạnh của thị trƣờng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hiện tại và trong những năm tới.

2. Về thực tiễn

Theo dự báo, trong tƣơng lai không xa dịch vụ giao nhận kho vận và logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nƣớc. Cùng với khối lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng mạnh, hoạt động tại các cảng biển, sân bay, nhà ga trở nên tấp nập thì nhu cầu về giao nhận vận tải quốc tế ngày càng lớn. Dự báo đến năm 2010, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU. Con số này đến năm 2020 sẽ lên đến 7,7 triệu TEU.

Nhu cầu về giao nhận vận tải quốc tế ngày càng tăng, cùng với đó là số lƣợng các doanh nghiệp giao nhận không ngừng tăng lên. Việt Nam trở thành thị trƣờng khai thác đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tƣ, các tập đoàn lớn nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các quy định của luật pháp. Hoạt động của thị trƣờng thì vẫn còn lộn xộn, thiếu hệ thống, vì vậy lại càng tạo sức ép lớn lên phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Việt Nam.

Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài gia nhập thị trƣờng Việt Nam ngày càng nhiều. Phần lớn họ có tiềm lực kinh doanh mạnh về vốn và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời có hệ thống đại lý ở nƣớc ngoài rộng. Các doanh nghiệp Việt Nam thì phần nhiều cịn ở quy mơ nhỏ, yếu thế và thiếu sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc vừa có biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp trong nƣớc mà không đƣợc tiếp tục bảo hộ, vừa mở cửa thị trƣờng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo cam kết quốc tế.

Đỗ Thu Trang 70 Lớp Anh 9 - K42C – KT&KDQT

Việc kiểm soát các thƣơng nhân nƣớc ngoài tham gia hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải tại thị trƣờng Việt Nam cũng là một thách thức cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Việt Nam. Nếu để các thƣơng nhân nƣớc ngoài ngay lập tức lập chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngồi tại Việt Nam thì họ sẽ lấn át các doanh nghiệp Việt Nam tiềm lực còn yếu và biến chúng ta thành ngƣời làm thuê. Trong tình hình đó, vai trị quản lý của Nhà nƣớc càng cần phải đƣợc phát huy trong việc điều phối các nhóm chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trƣờng.

Tóm lại, việc tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi cần thiết. Sự quản lý đó phải phù hợp với tiến trình hội nhập mạnh mẽ và sâu sắc hiện nay và ngày càng phát huy hiệu quả trƣớc những thay đổi của thị trƣờng giao nhận.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 73 - 75)