Khái niệm và phân loạ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 26 - 27)

3.2.1.1. Khái niệm: Động đất là những rung động xảy ra trong vỏ hay trên bề mặt Trái Đất với cường độ khác nhau lan truyền trên một diện tích rộng lớn. Động đất thường diễn ra đột ngột, nhanh chóng và gây ra những thảm họa cho lồi người.

3.2.1.2. Phân loại: Dựa vào nguồn gốc, động đất chia ra:

- Động đất do trượt đất, sụt trần hang động, va chạm các mảnh thiên thạch lớn với bề mặt đất. Loại này có tâm chấn động ở trên bề mặt đất, cường độ nhỏ, đường đẳng chấn bao quanh nơi xảy ra chấn động.

- Động đất do núi lửa có miền chấn động với bán kính khơng vượt q 50km và đường đẳng chấn bao quanh khu vực hoạt động núi lửa.

- Động đất do hoạt động kiến tạo liên quan tới các chuyển dịch khối của đứt gãy kiến tạo. Động đất kiến tạo chiếm tới 90% các trận động đất xảy ra trên thế giới. Tâm động đất loại này nằm ở những độ sâu khác nhau trong vỏ Trái Đất và trong phần trên của quyển Manti. Phạm vi ảnh hưởng của động đất có thể tới mức rất lớn, bán kính ảnh hưởng chấn động đạt tới 2000km.

Động đất ở đáy biển có khi làm cho sóng biển dâng rất cao, người ta quen

gọi là sóng thần. Sóng thần là những thảm hoạ khủng khiếp mà nhiều quốc gia trên thế giới đã từng gặp phải, ví dụ như sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) các nước bị ảnh hưởng nặng nề gồm Indonexia, Srilanka, Ấn Độ, Nam Phi, Malaixia, Thái Lan, cướp đi sinh mạng của 225.000 người. Nhật Bản (3/2011), trận động đất được ghi nhận là lớn nhất trong lịch sử với cường độ

9.0 độ Richter, kéo theo cơn sóng thần cao 10 mét quét thẳng vào vùng bờ biển đông bắc Nhật bản. Số lượng người chết đã lên tới hơn 3.000 người và hàng chục ngàn người khác được cho là mất tích. Thảm họa này ước tính thiệt hại có thể lên tới 50 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)