Thuyết kiến tạo máng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 51 - 52)

Thuyết kiến tạo máng hay còn gọi thuyết địa máng ra đời từ thế kỉ XI với khái niệm đầu tiên của các nhà địa chất J.Hall (1849) và T.Dana (1873). Từ đó đến nay, thuyết địa máng được nhiều nhà địa chất bổ sung hoàn thiện. Trước hết là E.Haug (1909), sau đó A.Arkhangelski (1927 - 1932), H.Still (1940), M.Key (1944), V.Belousov (1948 - 1974), J.Aubovin (1949 - 1964)

v.v... đã định nghĩa tỉ mỉ, xác định tính chất và phân chia nhiều loại hình khác nhau.

Thuyết kiến tạo máng thuộc nhóm các thuyết tĩnh. Thuyết này cho rằng các lục địa luôn luôn cố định, các vận động kiến tạo nên bề mặt Trái Đất qua các thời kì là những chuyển động theo phương thẳng đứng và chia kiến trúc vỏ Trái Đất thành địa máng và nền bằng.

Địa máng có các đặc điểm sau:

- Hoạt động sụt lún mạnh, hình thành các khu biển sâu kéo dài hàng trăm km, bề rộng không lớn. Tốc độ sụt lún gần bằng tốc độ trầm tích với bề dày lớn. Giai đoạn đầu tốc độ sụt lớn lớn hơn tốc độ trầm tích.

- Hoạt động đứt gãy phát triển mạnh mẽ, chính các đứt gãy sâu làm tăng quá trình sụt lún. Hoạt động mangma phát triển, giai đoạn đầu sản phẩm phun trào xen kẽ với trầm tích biển, giai đoạn cuối là magma xân nhập hình thành các thể nền.

- Các đá trầm tích bị uốn nếp mạnh, phức tạp, nhiều đứt gãy làm đảo lộn thế nằm của đá.

- Đá biến chất phát triển với trình độ biến chất cao. Nguyên nhân là do sụt võng sâu tạo nên áp suất, nhiệt độ cao trong quá trìnhphát triển địa máng.

- Địa máng phân bố dọc theo rìa giữa lục địa và đại dương.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 51 - 52)