Các quá trình địa chất của nước chảy trên mặt

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 40 - 43)

4.3.1.1. Nước chảy tràn trên mặt

Là nước xuất hiện khi có mưa lớn hoặc vào mùa băng tuyết tan chúng thường khơng có dịng và khơng có hướng chảy cố định, mặc dù chúng phủ trên một diện tích rộng nhưng do động năng và lưu lượng nhỏ nên khả năng phá hủy yếu.

- Tác dụng xâm thực của nước chảy tràn hình thành nên dạng địa hình ống khói nàng tiên hoặc đào khoét tạo nên các mương xói trên các sườn núi.

- Các vật liệu phá hủy di chuyển theo nước bằng 2 cách: Vật liệu mịn cuốn trong nước, vật liệu thơ thì lăn, trượt trên sườn dốc địa hình.

- Khi động năng dòng nước giảm do những điều kiện thuận lợi như gặp các vật chắn (bụi cây, bậc đá...) các ô trũng vật liệu được tích tụ lại gọi là lũ

tích. Lũ tích có thành phần phức tạp, kích thước hạt khác nhau như cát, bột, sét, mảnh đá ... độ chọn lọc và bào mịn kém và ln thay đổi hướng phân bố. 4.3.1.2. Nước trong các dòng tạm thời

Dịng chảy tạm thời là dịng chảy chỉ có nước vào mùa mưa, mùa tuyết tan và khô cạn vào mùa khơ.

- Q trình phá hủy: thường đào khoét tạo nên những rãnh sâu còn gọi là quá trình xâm thực dọc hay xâm thực sâu. Quá trình phá hủy đá ở hai bên bờ dòng chảy, mở rộng thung lũng do động năng dòng nước và các vật liệu cứng va đập khi dòng nước di chuyển được gọi là xâm thực bên hoặc xâm thực ngang.

- Quá trình vận chuyển: dịng khơng thường xun vận chuyển vật liệu phá hủy bằng 2 cách: các vật liệu mịn và nhỏ cuốn trơi theo dịng nước, các vật

liệu thô lăn, trượt trên bề mặt đáy của khe rãnh.

- Q trình tích tụ: tại cửa tỏa nước động năng của dịng nước giảm, vật liệu phá hủy tích tụ lại được gọi là nón phóng vật.

4.3.1.3. Nước trong dịng chảy thường xun

Dịng có nước chảy quanh năm khơng phụ thuộc vào khí hậu được gọi là dịng chảy thường xun (sơng, suối). Nguồn nước cung cấp là nước mưa, nước băng tuyết tan, nước hồ và nước dưới đất.

* Quá trình phá hủy: chia 2 loại:

- Xâm thực dọc: còn gọi là q trình đào sâu lịng sơng xảy ra mạnh mẽ ở trung lưu của sơng vì ở đó lưu lượng nước và vận tốc dòng chảy lớn. Hiện tượng xâm thực sâu sẽ được dừng lại khi sông đạt trắc diện cân bằng.

+ Khi sông đạt trắc diện cân bằng tức sơng đã thực hiện xong 1 chu kì xâm thực, trắc diện dọc của sông là 1 đường cong trơn, dốc ở thượng lưu và tương đối bằng phẳng ở hạ lưu.

+ Trong thực tế, cả con sông không bao giờ đạt được trạng thái cân bằng hồn tồn bởi vì sơng chảy qua nhiều khu vực có độ cứng của đá hoặc hoạt động

kiến tạo của vỏ Trái Đất khác nhau.

+ Quá trình xâm thực dọc còn dẫn tới hiện tượng cướp dịng (dịng sơng này thu một phần nước ở vùng thượng nguồn của một dòng chảy khác). Hiện tượng này thường xảy ra ở 2 con sơng có cùng 1 đường chia nước nhưng có mực xâm thực khác nhau, các nhánh sơng bên sườn có mực xâm thực thấp thường có tốc độ xâm thực dọc lớn sẽ phá hủy đường chia nước cũ lấn sang gặp một nhánh nào đó ở phần thượng lưu của dịng chảy về phía bên kia.

- Xâm thực ngang (xâm thực bên, phá bờ)

Xâm thực ngang và xâm thực dọc xảy ra đồng thời khi thể tích nước lớn, nước sơng chảy thẳng nên xâm thực dọc là chủ yếu. Khi độ dốc thay đổi, thoải hơn trước hoặc tương đối bằng, thể tích giảm. Tác dụng xâm thực ngang đóng

vai trị quan trọng.

Xâm thực ngang ln có xu hướng làm cho dòng chảy quanh co uốn khúc, gây nên hiện tượng bên lở bên bồi. Xâm thực ngang xảy ra chủ yếu ở hạ lưu và trung lưu của sông.

- Xâm thực ngang làm cho thung lũng sông mở rộng, sông ngày càng uốn khúc. Tại chỗ 2 khúc uốn gần nhau, khi nước lớn dịng nước có thể đào lịng tắt qua chỗ gần nhất của 2 khúc uốn tạo nên dòng mới, tách khúc uốn của sơng ra tạo nên hồ móng ngựa.

Hình 4.1. Qúa trình hình thành hồ móng ngựa

Xâm thực ngang của sơng cịn chịu ảnh hưởng của vận động tự quay của Trái Đất (nhất là các sông chảy theo hướng kinh tuyến) và vào cấu trúc địa chất và độ cứng của đá.

* Quá trình vận chuyển: có thể vận chuyển được vật liệu đi được những quãng đường rất xa. Phương thức vận chuyển: lơ lửng, lăn tròn trên đáy và nhảy

cóc.

Hàng năm sơng vận chuyển ra biển lượng phù sa rất lớn, làm cho sông luôn có xu hướng tiến ra biển.

* Q trình tích tụ: khi vận tốc dịng chảy yếu, năng lượng dòng chảy nhỏ đi các vật liệu được tích tụ lại, hạt thơ tích tụ trước, hạt mịn tích tụ sau. Dựa vào đặc điểm trầm tích và diện phân bố chia ra:

- Trầm tích dọc sơng: bãi bồi dọc bờ sơng hoặc ở giữa lịng sơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trầm tích cửa sơng: vật liệu tích tụ ở cửa sơng có thể tạo nên các tam giác châu hoặc vịnh tam giác.

+ Tam giác châu: để tích tụ tam giác châu cần có các điều kiện sau: - Đáy biển nơi cửa sông đổ vào phải nông và bằng phẳng.

- Sông phải mang nhiều phù sa: tốc độ trầm tích lớn hơn tốc độ sụt lún kiến tạo.

- Khơng có các dịng biển mang vật liệu tích tụ đi nơi khác.

Trong trường hợp khơng đủ các điều kiện trên chỉ có thể tạo nên vịnh tam giác.

+ Vịnh tam giác (cửa sơng hình phễu): Khi vùng cửa sơng có đáy biển dốc, dịng chảy ven bờ hoạt động mạnh. Các sản phẩm do sông mang đến bị di chuyển đi nơi khác vùng cửa sơng vừa sâu vừa rộng, nếu có vận động hạ thấp, biển tiến vào và sông lùi sâu vào lục địa.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 40 - 43)