Các quá trình địa chất của nước dưới đất

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 43 - 45)

* Các quá trình địa chất: - Phá hủy và vận chuyển : + Phá hủy: . oxi hóa

. hyđrat hóa . hịa tan . thủy phân

+ Vận chuyển: vận chuyển các dung dịch thật, dung dịch keo theo dịng nước ngầm. Ngồi ra cịn có các vật liệu mịn như cát, bột, các hạt khoáng vật khó hịa tan. Q trình vận chuyển phụ thuộc vào lưu lượng nước, độ nghiêng tầng cách nước.

+ Tích tụ: kết tinh những tinh thể khoáng vật như thạch anh, canxit, fluorit có thể tích tụ thành các mỏ sa khống (vàng, tuf vơi, silic...)

* Các hiện tượng địa chất liên quan tới hoạt động của nước dưới đất. - Hiện tượng trượt, lở đất

- Hiện tượng karst ngầm: tác dụng hòa tan của nước dưới đất có thể tạo nên các hang động karst. Tuy nhiên khơng phải nơi nào cũng có thể tạo nên hang động karst mà chỉ những nơi có đủ điều kiện sau mới có thể tạo được hang động karst:

+ Có đá dễ hịa tan (đá vơi, muối mỏ, thạch cao) + Đá bị nứt nẻ nhiều

+ Có nước ngầm lưu thơng và nước chứa nhiều CO2.

Quá trình thành tạo hang là do nước chứa nhiều CO2 gặp đá dễ hòa tan, tác dụng với chúng.

CaCO3 + H2O + CO2 ----> Ca(HCO3)2

Nước ngầm lưu thông sẽ mang bicacbonat canxi hòa tan ra khỏi khe nứt của đá, phương trình sẽ dịch chuyển sang phải để bù lại phần bicacbonat canxi đã mất, làm cho đá vôi tan ra ngày càng nhiều, các khe nứt càng được mở rộng ra tạo nên các hang.

Khi mặt hang nằm trên mực nước ngầm, dung dịch Ca(HCO3)2 thấm ra trần hang, do sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất, khả năng ngậm khí giảm, CaCO3 kết tủa theo phương trình:

Ca(HCO3)2 ----> CaCO3 + H2O + CO2

Việc nghiên cứu hiện tượng karst ngầm nhằm phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện để tránh sụt trần hang động, mất nước. Ở Việt Nam hiện tượng karst ngầm khá phổ biến, tạo nên nhiều hang động đẹp như động Hương Tích - Hà Tây, Tam Thanh và Nhị Thanh - Lạng Sơn, Người Xưa - Hịa Bình, Phong Nha - Quảng Bình... Đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho các ngành xây dựng, giao thơng, thủy điện.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 43 - 45)