Vận động uốn nếp

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 29 - 32)

3.3.2.1. Khái niệm

Vận động uốn nếp là những vận động dẫn đến sự vò nhàu của các lớp đá, tạo nên các nếp uốn, song vẫn giữ được tính liên tục của chúng.

Hiện tượng uốn nếp có thể xảy ra với các loại đá, song có thể quan sát rõ ràng đối với đá trầm tích do tính phân lớp của chúng.

3.3.2.2. Các yếu tố của uốn nếp

Nếp uốn có hai dạng: nếp uốn lồi và nếp uốn lõm.

- Nếp uốn lồi: Có phần vịm hướng lên phía trên, các lớp đá thành

tạo

trước nằm ở trung tâm các lớp thành tạo sau nằm ở ngoài.

- Nếp uốn lõm: có phần vịm hướng xuống phía dưới, các lớp đá thành tạo trước nằm ở ngoài, các lớp thành tạo sau nằm ở trung tâm.

- Các yếu tố cơ bản của nếp uốn bao gồm: (hình 3.2)

+ Nhân nếp uốn: là lớp đá trong cùng, tạo nên phần uốn cong của nếp uốn. + Vòm: là phần uốn cong nhất của mỗi lớp đá.

+ Cánh: là phần tiếp theo của vịm hướng về hai phía. Nếp lồi và lõm kế tiếp nhau có chung một cánh.

Hình 3.2. Sơ đồ khơng gian các yếu tố uốn nếp

Nếp uốn lồi (a); Nếp uốn lõm (b)

Nhân (1c); Vịm (2c); Cánh (3c); Góc (4c) ;Bản lề (5c)

Mặt trục (6c); Trục (7c); Độ cao nếp uốn (h); Độ rộng nếp uốn (AB-d)

+ Góc nếp uốn: khi kéo dài hai cánh nếp uốn về phía vịm của nó, chúng sẽ cắt nhau hình thành góc nếp uốn.

+ Bản lề: là đường nối các điểm ở nơi uốn cong nhất của nếp uốn.

+ Mặt trục: là mặt phẳng hoặc cong do các điểm bản lề của nếp uốn tạo nên. + Trục nếp uốn: là đường giao nhau giữa mặt trục và bề mặt địa hình.

+ Độ cao nếp uốn: là khoảng cách thẳng đứng giữa bản lề nếp uốn lồi và nếp uốn lõm kế tiếp nhau.

+ Độ rộng nếp uốn : là khoảng cách giữa hai trục nếp lồi hoặc hai trục nếp lõm

kế tiếp nhau.

3.3.2.3. Phân loại nếp uốn

Có nhiều cách phân loại khác nhau như theo nguồn gốc hình thành, đặc điểm hình thành, vị trí mặt trục và độ nghiêng của cánh, tỉ lệ giữa chiều dài, chiều rộng của nếp uốn…

Cách phân loại dựa trên vị trí mặt trục và độ nghiêng của cánh:

a, Nếp uốn thẳng: Mặt trục thẳng đứng và hai cánh nghiêng đều nhau. b, Nếp uốn nghiêng: Mặt trục nghiêng và hai cánh nghiêng theo hai góc khác nhau và đổ về hai phía.

c, Nếp uốn đảo lộn: mặt trục nghiêng nhiều và hai cánh đổ về cùng một phía.

d, Nếp uốn chúc đầu: mặt trục nằm chúc đầu xuống. e, Nếp uốn nằm: mặt trục nằm ngang.

g, Nếp uốn đơn tà: các cánh song song nhau và đều đổ về một phía. h, Nếp uốn hình quạt: các cánh có vị trí như các nan của chiếc quạt. 3.3.2.3. Các yếu tố thế nằm của lớp đá

Để biểu diễn thế nằm của các lớp đá trầm tích ở mỗi điểm nghiên cứu lên bản đồ, người ta tiến hành xác định các yếu tố thể hiện hình thái cơ bản của nó. Yếu tố này được gọi là yếu tố thế nằm, bao gồm:

- Đường phương: là giao tuyến giữa mặt phẳng nằm ngang với mặt phẳng của lớp đá. Trên những lớp đá có vơ vàn đường phương song song với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Góc phương vị đường phương: là góc hợp bởi hướng bắc địa lý với đường phương của lớp tính theo chiều kim đồng hồ. Có 2 góc phương vị hơn kém nhau 1800, đó là  và 1800 + .

- Đường dốc: là đường thẳng nằm trên mặt lớp, vng góc với đường phương. Đường dốc thể hiện độ dốc lớn nhất của mặt lớp đá so với mặt phẳng nằm ngang.

- Hướng dốc: là hình chiếu của đường dốc lên mặt phẳng nằm ngang, chỉ hướng của đường dốc. Khi thể hiện trên mặt phẳng nằm ngang, đường dốc trùng

với hướng dốc và vng góc với đường phương.

- Góc phương vị hướng dốc: là góc hợp bởi hướng bắc địa lý với đường dốc tính theo chiều kim đồng hồ. Muốn xác định các yếu tố thế nằm của lớp đá chỉ cần dùng địa bàn địa chất thu thập 2 số liệu: góc dốc và góc phương vị hướng dốc. Từ 2 vị trí này nội dung suy ra các yếu tố khác. Hai vị trí này liên hệ với nhau bằng kí hiệu L và được gọi là thế nằm của đá.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 29 - 32)