Vận động đứt gãy

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 32 - 35)

* Khái niệm: Vận động kiến tạo làm cho các đá bị gãy vỡ và di chuyển tương đối với nhau gọi là vận động đứt gãy.

* Các yếu tố của đứt gãy:

- Mặt trượt (mặt đứt gãy): là một bề mặt mà dọc theo nó có xảy ra sự dịch chuyển của đất đá.

Hình 3.3. Các yếu tố của đứt gãy

AB: Mặt trượt, : góc dốc mặt đứt gãy.

1: Cánh nâng, 2: Cánh hạ, 3: Lớp đá ban đầu

Hướng di chuyển, MN: Cự li đứng, NL: Cự li ngang

- Cánh đứt gãy: là 2 phần của lớp đá bị đứt ra, di chuyển trên mặt đứt gãy. Phần di chuyển lên được gọi là cánh nâng. Phần di chuyển xuống được gọi là

cánh hạ.

- Góc dốc mặt đứt gãy: là góc hợp bởi mặt đứt gãy và mặt phẳng nằm ngang.

- Cự li (dịch chuyển) đứng: là khoảng cách dịch chuyển theo chiều thẳng đứng của 2 cánh đứt gãy.

- Cự li (dịch chuyển) ngang: là khoảng cách dịch chuyển theo chiều ngang

* Các kiểu đứt gãy:

- Đứt gãy thuận: là đứt gãy có mặt đứt gãy nghiêng cùng chiều với cánh hạ xuống. Đứt gãy thuận đặc trưng cho sự căng giãn của vỏ Trái Đất.

- Đứt gãy nghịch: là đứt gãy có mặt đứt gãy nghiêng ngược chiều cánh hạ xuống. Đứt gãy nghịch đặc trưng cho sự nén ép của vỏ Trái Đất.

- Đứt gãy ngang: là đứt gãy các cánh đứt ra di chuyển theo phương nằm ngang.

- Địa hào: là hệ thống đứt gãy thuận hay nghịch, có đặc điểm là đá ở phần trung tâm trẻ hơn các đá ở hai bên (phần trung tâm hạ xuống tương đối). Ở Việt Nam, vùng trũng đồng bằng Bắc Bộ là một địa hào phức tạp, phân bậc, được lấp đầy các trầm tích Neogen và Đệ Tứ.

- Địa lũy: là hệ thống đứt gãy thuận hoặc nghịch có đặc điểm là các đá ở phần trung tâm có tuổi cổ hơn các đá ở hai bên (phần trung tâm nâng lên tương đối). Dải núi con voi nằm ở bờ sơng Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa hai đứt gãy: sông Hồng và sông Chảy.

- Đứt gãy sâu: có chiều sâu lớn (vài km đến vài chục km) đôi khi cắt qua vỏ Trái Đất. Chiều dài từ vài chục đến vài trăm km, hàng nghìn km. Đới phá hủy có bề rộng từ vài trăm mét tới hàng nghìn mét. Thời gian hoạt động kéo dài nhiều thế kỷ địa chất. Sau 1 thời gian hoạt động có thể ngừng nghỉ rồi lại hoạt động tiếp.

- Rift: đây là hệ thống địa hào, địa lũy cỡ hành tinh phân bố ở các sống núi giữa đại dương hoặc trên lục địa. Một trong những Rift dài nhất trên lục địa kéo dài khoảng 400km, chiều rộng đạt tới 200km, phân bố từ hạ lưu sơng Zămbia đến vịnh Ađen phía đơng châu Phi, vách địa hào gần như thẳng đứng và cao tới 500 - 700m.

* Một số dấu hiệu nhận biết đứt gãy:

- Sự xuất hiện các dải địa hình dạng tuyến (thung lũng dạng tuyến, dải đồi

- Xuất hiện những nguồn lộ nước nóng có độ khống hóa cao, các điểm tích tụ quặng.

- Sự xuất hiện mặt trượt.

- Có dăm kết kiến tạo dọc theo đới phá hủy.

- Các đá nằm cạnh nhau, khác biệt nhau về thế nằm hoặc thời gian thành tạo (tuổi của đá), và thành phần thạch học.

Tại nơi nào thấy xuất hiện càng nhiều các dấu hiệu thì việc xác định sự có mặt của các đứt gãy càng chính xác.

* Tài liệu học tập:

1. Phùng Ngọc Đĩnh - Lương Hồng Hược, (2004), Địa chất đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

2 Võ Năng Lạc, (1998), Địa chất đại cương, Nxb Giao thông vận tải Hà Nội. 3. Huỳnh Thị Minh Hằng, (2001), Địa chất cơ sở, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí

Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Câu hỏi:

1. Khái niệm núi lửa và phân bố của núi lửa.

2. Anh (chị) hãy cho biết mối liên quan giữa tính chất của dung nham với hình dạng núi lửa.

3. Vào kỷ Đệ Tứ, ở Việt Nam núi lửa hoạt động như thế nào ? Vì sao biết ? 4. Bên cạnh những thảm họa, núi lửa có mang lại lợi ích cho con người khơng ?

5. Có mấy loại nguyên nhân gây động đất ? Động đất do nguyên nhân nào hay xảy ra và có tác hại lớn nhất ?

6. Giải thích hiện tượng sóng thần.

7. Hãy sưu tầm tài liệu về những trận động đất gây thảm hoạ lớn xảy ra trong thế kỉ XX (có ảnh kèm theo).

8. Anh (chị) hãy cho biết các phương pháp để nghiên cứu vận động dao động mới.

10. Các yếu tố thế nằm của một lớp đá? 11. Các yếu tố của một đứt gãy ?

* Tự học:

- Vẽ và phân tích cột địa tầng biển tiến, biển thối.

- Ngoài thực địa, làm thế nào để suy đốn có vận động đứt gãy ? - Tìm hiểu về một số đứt gãy sâu trên thế giới và ở Việt Nam.

- Tìm hiểu địa hào và địa luỹ điển hình ở Việt Nam.

* Yêu cầu sản phẩm nộp:

Viết bài thu hoạch nộp sau 2 ngày

* Trang thiết bị dạy học:

Máy tính, máy chiếu, các loại bản đồ địa chất, địa chất - khoáng sản

Chương 4

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Địa chất học 1 - Nguyễn Thị Mây (Trang 32 - 35)