3.3.1. Vận động dao động (thăng trầm)
3.3.1.1. Khái niệm
Vận động dao động là những vận động nâng lên hay hạ xuống theo phương thẳng đứng một cách hết sức chậm chạp của vỏ Trái Đất. Vận động này có thể xảy ra ở những khu vực khác nhau, hoặc có thể xảy ra ở cùng một khu vực nhưng trong các thời kì địa chất khác nhau.
3.3.1.2. Phân loại
Dựa vào thời gian xuất hiện vận động dao động được chia ra hai loại: - Vận động dao động mới (tân kiến tạo), là những vận động diễn ra trong khoảng thời gian từ kỉ Neogen tới nay.
- Vận động dao động cổ: là những vận động diễn ra trong khoảng thời gian từ trước kỉ Neogen.
3.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Vận động dao động mới
+ Phương pháp lịch sử: Dựa trên cơ sở những truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, sự thay đổi các di chỉ văn hóa, các cơng trình xây dựng, khu vực quần cư...để nội suy các chuyển động kiến tạo.
+ Phương pháp trắc địa: dựa trên số liệu đo đạc kinh, vĩ độ hoặc xây dựng bản đồ địa hình qua nhiều năm tại một khu vực nào đó. Sau đó so sánh chúng
với nhau để nội suy các vận động dao động mới.
+ Phương pháp địa mạo: phát hiện các vận động dao động trên cơ sở nghiên cứu dấu vết chúng cịn để lại trên bề mặt đất. Ví dụ như độ cao bề mặt san bằng, hốc sóng vỗ, bậc thềm sông, thềm biển, các mực hang động...
+ Phương pháp địa chất: phát hiện các vận động dao động của vỏ Trái Đất thơng qua nghiên cứu thay đổi qui luật trầm tích, độ dày trầm tích. Trong
mặt cắt địa chất, cột địa tầng địa chất các đá trầm tích biến đổi dần từ hạt thơ đến mịn là kết quả của q trình biển thối, ngược lại từ mịn đến thô là biển tiến.
- Vận động dao động cổ
Do được hình thành rất lâu nên bị các trầm tích trẻ phủ lên trên nên khơng cịn các dấu vết trên bề mặt đất. Vì vậy để phát hiện vận động dao động cổ chủ yếu dựa vào phương pháp địa chất.
+ Phương pháp phân tích quy luật và bề dày trầm tích (giống ở trên). + Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các đá có tuổi khác nhau: Dựa trên cơ sở phân tích sự có mặt các đá theo thứ tự thời gian từ cổ đến trẻ. Sự vắng mặt các đá trong một khoảng thời gian nào đó chứng tỏ vỏ Trái Đất nâng cao mạnh nên khơng có q trình tích tụ. Ngược lại nếu có mặt liên tục theo thời gian thì chứng tỏ vỏ Trái Đất có q trình hạ thấp liên tục.