17 Danh sách này được trích từ Sổ tay về Bạo lực Gia đình dành cho Cảnh sát và Công tố viên vùng Alberta Tư pháp Alberta 2008.
1.2 Những luật pháp quốc tế về bạo lực đối với phụ nữ
Mặc dù các văn kiện của Liên hợp quốc nhìn chung đề cập đến quyền của tất cả mọi người nhưng vẫn có nhiều trường hợp nêu cụ thể về quyền của phụ nữ và trẻ em gái.
Công ước của Liên hợp quốc về chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
• CEDAW là cơng ước tồn diện nhất về quyền con người của phụ nữ. Nó quy định sự bình đẳng giữa nam
và nữ về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa.
• Cơng ước khơng có những quy định cụ thể về BLGĐ, nhưng Ủy ban CEDAW đã nhấn mạnh trong khuyến
nghị chung số 19 rằng bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm cả BLGĐ, là “hình thức phân biệt đối xử khiến hạn chế nghiêm trọng khả năng thụ hưởng các quyền và tự do của người phụ nữ một cách bình đẳng với nam giới”.
• Các quốc gia khơng chỉ có nghĩa vụ khơng sử dụng bạo lực mà cịn chịu mọi trách nhiệm về các hành vi
“cá nhân” nếu khơng làm trịn nghĩa vụ phịng ngừa và trừng phạt các hành vi này. Đây chính là nguyên tắc “trách nhiệm đầy đủ”.
Tuyên bố của Liên hợp quốc về xố bỏ bạo lực đối với phụ nữ
• Thừa nhận rằng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và xã hội là phổ biến và có ở mọi mức thu nhập,
giai cấp, văn hóa và là “biểu hiện của mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng mang tính lịch sử giữa nam và nữ”.
• Đưa ra một định nghĩa rõ ràng và toàn diện về bạo lực đối với phụ nữ và những quyền cần được đảm bảo
để xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ.
• Phụ nữ được quyền thụ hưởng bình đẳng và được bảo vệ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền
sống, bình đẳng, tự do, an tồn cá nhân, quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và quyền không bị tra tấn hay đối xử, trừng phạt một cách độc ác, vơ nhân đạo hoặc hèn hạ.
• Các quốc gia có nghĩa vụ lên án bạo lực đối với phụ nữ và không được viện dẫn bất kỳ tập quán, truyền
thống hay lý do tôn giáo này nhằm từ chối trách nhiệm xóa bỏ bạo lực.
• Các quốc gia phải thực hiện trách nhiệm đầy đủ để phòng ngừa, điều tra và trừng trị các hành vi bạo lực
đối với phụ nữ theo pháp luật quốc gia, dù các hành vi đó là do Nhà nước hay cá nhân thực hiện.
• Các quốc gia có nghĩa vụ thiết lập những biện pháp phòng ngừa để tăng cường bảo vệ phụ nữ trước mọi
hình thức bạo lực và đảm bảo rằng phụ nữ không bị tổn thương thêm do sự thiếu nhạy cảm giới của hệ thống luật pháp, các hoạt động hành pháp và các can thiệp khác. Các quốc gia phải có biện pháp đảm bảo rằng phụ nữ bị bạo lực và con cái (nếu có) nhận được sự trợ giúp đặc biệt, như phục hồi sức khoẻ, trợ giúp chăm sóc con cái, điều trị, tư vấn, các dịch vụ y tế và xã hội, các cơ sở và chương trình trợ giúp.
• Các quốc gia phải thực hiện các biện pháp đảm bảo rằng những cán bộ hành pháp và công chức chịu
trách nhiệm thực hiện các chính sách phịng ngừa, điều tra và xử lý bạo lực đối với phụ nữ phải được tập huấn để nhạy cảm hơn về các nhu cầu của phụ nữ.
Định nghĩa của Liên hợp quốc về “bạo lực đối với phụ nữ”
Điều 1: “bạo lực đối với phụ nữ” là bất kỳ một hành động bạo lực trên cơ sở giới mà gây hậu quả hoặc có khả năng gây hậu quả tổn thương hoặc đau đớn về thể chất, tình dục hoặc tâm lý đối với phụ nữ, bao gồm cả việc đe dọa thực hiện những hành động đó, ép buộc hoặc tước đoạt tự do một cách độc đoán, xảy ra trong xã hội hay trong cuộc sống riêng tư.
Điều 2: “bạo lực đối với phụ nữ” được hiểu là bao gồm nhưng không giới hạn trong những hành vi sau đây: (a) Bạo lực thể chất, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, bao gồm cả đánh đập, lạm dụng tình dục đối với
trẻ em gái trong gia đình, bạo lực liên quan đến của hồi môn, hiếp dâm trong hôn nhân, cắt bộ phận sinh dục nữ và các tập tục khác gây tổn hại cho phụ nữ, bạo lực không thuộc quan hệ hôn nhân và bạo lực liên quan đến bóc lột;
(b) Bạo lực thể chất, tình dục, tâm lý xảy ra trong cộng đồng nói chung, bao gồm cả hiếp dâm, lạm dụng tình dục, quấy rối và đe doạ tình dục tại nơi làm việc, trong các cơ sở giáo dục và hay bất kỳ nơi đâu, buôn bán phụ nữ và bắt buộc bán dâm
Các Chiến lược Mẫu và các Biện pháp Thiết thực mới cập nhật của Liên hợp quốc nhằm xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ thuộc lĩnh vực phịng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự (được Uỷ ban Phịng chống Tội phạm và Tư pháp Hình sự thơng qua tháng 5/2010)
• Các quốc gia cần tiến hành một loạt các biện pháp để hồn thiện luật pháp và các quy trình tư pháp hình
sự để xử lý bạo lực đối với phụ nữ.
• Các thủ tục hình sự phải đảm bảo rằng trách nhiệm cao nhất trong việc khởi tố vụ án hình sự là của cơ
quan cơng tố.
• Các văn bản pháp luật phải đảm bảo rằng cảnh sát có quyền vào nơi ở và tiến hành bắt giữ khi xảy ra bạo
lực đối với phụ nữ.
• Phụ nữ phải có cơ hội làm chứng trước tồ một cách bình đẳng như các nhân chứng khác và phải có các
biện pháp tạo điều kiện cho việc làm chứng của nạn nhân.
• Chứng cứ về các hành vi bạo lực trong quá khứ phải được xem xét trong phiên tồ. • Tồ án phải có quyền ban hành các lệnh bảo vệ và cấm tiếp xúc.
• Các văn bản pháp luật cần đảm bảo rằng các hành động bạo lực phải được ngăn chặn kịp thời bởi cảnh
sát và các hành động của cảnh sát phải cân nhắc để đảm bảo an toàn cho nạn nhân.
• Các biện pháp điều tra khơng được hạ thấp phụ nữ mà phải giảm thiểu sự xâm phạm và thực hiện các
chuẩn mực về thu thập chứng cứ phù hợp.
• Các quốc gia phải khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng cảnh sát.
• Các chính sách về kết án phải đảm bảo truy cứu trách nhiệm của thủ phạm; quan tâm đến tác động của
việc kết án tới nạn nhân; và đảm bảo mức án là tương đương với các loại tội phạm bạo lực khác.
• Việc tun án cần tính đến tính nghiêm trọng của các tổn thương và ảnh hưởng về thể chất, tâm lý đối
với nạn nhân, có thể thơng qua lời khai của nạn nhân.
• Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và nhân chứng trước, trong và sau q trình
tố tụng hình sự.
• Các nạn nhân phải được trợ giúp và hỗ trợ trong các thủ tục của phiên tồ, bao gồm cả thơng tin về
quyền và nghĩa vụ, đảm bảo rằng các cơ chế và thủ tục của phiên toà là dễ tiếp cận và nhạy cảm với nhu cầu của phụ nữ.