17 Danh sách này được trích từ Sổ tay về Bạo lực Gia đình dành cho Cảnh sát và Công tố viên vùng Alberta Tư pháp Alberta 2008.
2.1 Giới thiệu chung về khung pháp lý của Việt Nam
Một số văn bản luật của Việt Nam đã hình thành khung pháp lý để Chính phủ có thể xử lý BLGĐ đối với phụ nữ. Quy định trong các văn bản luật hình sự, hành chính và dân sự là cơ sở để bảo vệ nạn nhân của BLGĐ và buộc người gây bạo lực chịu trách nhiệm. Ngồi ra, Hiến pháp, Luật Bình đẳng Giới, Luật Hơn nhân và Gia đình cũng đề cao bình đẳng giữa nam và nữ.
Tùy vào hình thức bạo lực và độ nghiêm trọng của thương tích mà luật pháp hành chính hay hình sự sẽ được áp dụng để xử lý các hành vi bạo lực và lạm dụng, trong đó có BLGĐ. Tuy nhiên với nhận thức ngày càng rõ là các văn bản luật và thủ tục hiện hành chưa thể xử lý thích đáng tính đặc thù của BLGĐ, một văn bản luật riêng đã được ban hành năm 2007, đó là Luật phịng, chống BLGĐ. Luật này nêu rõ sự cần thiết phòng chống bạo lực trong gia đình và đưa ra các biện pháp mang tính phịng ngừa, hỗ trợ. Luật phịng, chống BLGĐ quy định cụ thể về những hành vi BLGĐ và các hình thức phạt hành chính (nêu trong Nghị định 110/2009), tuy nhiên Luật không quy định những tội danh mới để xử lý hình sự.
Tất cả những văn bản luật trên cùng tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp: Luật phịng, chống BLGĐ khuyến khích quan tâm hơn nữa tới bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, cịn các văn bản luật hình sự và hành chính tập trung xử phạt người gây bạo lực.
Thúc đẩy bình đẳng giới
Hiến pháp; LuậtBình đẳng Giới; Luật Hơn nhân và Gia đình
Buộc người gây bạo lực chịu trách nhiệm
* Bộ luật Hình sự; * Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính * Nghị định 110/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong phịng, chống BLGĐ Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân Luật phịng, chống BLGĐ
Khung pháp lý nói trên quy định cách tiếp cận nhiều mặt trong phịng ngừa, đấu tranh, và xử lý BLGĐ và có sự tham gia của các cơ quan nhà nước và tổ chức đoàn thể khác nhau. Các cơ quan, tổ chức đó bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Do tài liệu này nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp trong phòng chống BLGĐ, tài liệu sẽ tập trung giới thiệu những văn bản luật liên quan tới các cơ quan hành pháp như công an cơ sở và những người tiếp cận đầu tiên khi bạo lực xảy ra cũng như các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án.
Các cơ quan hành pháp và tư pháp khơng chỉ có nhiệm vụ truy cứu thủ phạm mà cịn có trách nhiệm đảm bảo nạn nhân của BLGĐ được bảo vệ và hỗ trợ.