3 Nghị định số 110/2009/CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phịng, chống BLGĐ
2.5 Pháp luật liên quan đến xử lý hình sự Bộ luật Hình sự,
Bộ luật Hình sự, 1999
Bộ luật Hình sự quy định một số tội liên quan đến BLGĐ đối với phụ nữ. Như nhiều nước trên thế giới, tội cố ý gây thương tích nói chung hoặc tội hành hung có thể được áp dụng với cả bạo lực do người lạ gây ra và bạo lực trong gia đình.
Cơng an, kiểm sát viên và thẩm phán khi xử lý về BLGĐ đối với phụ nữ có thể áp dụng hai tội danh phổ biến nhất là: Điều 104 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác Điều 151 Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu… Tội danh này được chia thành 4 mức theo tỷ lệ thương
tật, mỗi mức có một hình phạt khác nhau:
i. Tỷ lệ thương tật từ 11-30% hoặc dưới 11% nhưng có một trong các tình tiết tăng nặng: Dùng hung khí nguy hiểm; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với phụ nữ đang có thai; Có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm - phạt cải
Có 2 điểm chính:
i. Ngược đãi hoặc hành hạ thành viên trong gia đình;
ii. Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm. Thông tư liên tịch số 01/2001 quy định:
tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
ii. Tỷ lệ thương tật từ 11-30% - phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
iii. Tỷ lệ thương tật từ 31-60% hoặc từ 11-30% nhưng có một trong các tình tiết nặng nêu trên - phạt tù từ 2-7 năm
iv. Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc từ 31-60% nhưng có một trong các tình tiết tăng nặng nêu trên - phạt tù từ 5-15.
Một số lưu ý về Điều 104:
• Khởi tố vụ án hình sự khi tỷ lệ thương tật dưới
31% phải có yêu cầu của nạn nhân.
• Khi tỷ lệ thương tật bằng hoặc trên 31%, công
an, cơ quan điều tra và kiểm sát viên có thể khởi tố vụ án mà khơng cần sự đồng ý của nạn nhân.
• Cơng an, cơ quan điều tra và kiểm sát viên không
cần cân nhắc đến những gì mà thủ phạm viện dẫn về vợ mình như “nói nhiều”, “lười” hoặc “ghen tng” như lý do làm tinh thần thủ phạm bị kích động mạnh, hòng giảm tội danh xuống như ở điều 105. “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 105 phải là “kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó”
• Cần phải có giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật
“Hành vi ngược đãi, hành hạ” được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách khơng bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
“Gây hậu quả nghiêm trọng” tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ ln ln bị giày vị về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Một số lưu ý về Điều 151:
• Khơng cần có sự đồng ý của nạn nhân. • Khơng cần giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật. • Tội này có thể chỉ gồm một hành vi ngược đãi nếu
gây nên hậu quả nghiêm trọng.
• Tội này có thể gồm nhiều hành vi “hành hạ” hoặc
“ngược đãi” liên tục và lặp lại.
• Khơng cần chứng minh rằng bị cáo cố ý gây
thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ.
• Cần chú ý đến tầm quan trọng của việc xử lý hành
chính đối với người gây bạo lực vì đây là cơ sở để cơ quan hành pháp và tư pháp giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự khi thủ phạm tiếp tục gây bạo lực.
Để xác định tỷ lệ thương tật, Thông tư liên tịch số 12/1995 quy định một số tiêu chuẩn thương tật được sử dụng cho giám định viên, những người chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật.
Ví dụ về tỷ lệ thương tật
Thương tích Tỷ lệ thương tật
Sẹo vết thương hạ họng làm ảnh hưởng đến nói và nuốt 41-45%
Sẹo vết thương họng làm hẹp cổ họng gây ra khó nuốt 21-25%
Điếc một tai 25%
Mất chức năng ngón cái tay phải 30%
Mất chức năng ngón cái tay trái 20%
Chấn thương cắt cụt 2 chi trên - Tháo bỏ 2 khớp vai
- Tháo bỏ 2 khớp khuỷu tay
95% 85%
Chấn thương tháo bỏ 1 khớp gối 60%
Nứt vỡ vòm sọ đã liền can nhưng còn di chứng đau đầu kéo dài 21-25%
Gẫy 3-5 xương sườn, can tốt, ảnh hưởng ít đến hơ hấp 10-12%
Chấn thương cắt bỏ từ 6 xương sườn trở lên, làm lồng ngực biến dạng
48
Sẹo vết thương âm hộ, âm đạo hoặc dương vật gây trở ngại cho việc giao hợp: - Nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 45 tuổi
- Nam giới trên 55 tuổi, nữ giới trên 45 tuổi
21-25% 10-15%
Mù tuyệt đối 2 mắt (thị lực sáng tối âm tính) 91%
Mù 1 mắt 45-50%
Gẫy, sập xương sống mũi:
- Khơng ảnh hưởng chức năng thở và ngửi - Có ảnh hưởng đến thở và ngửi rõ rệt
10% 25-30% Sẹo bỏng ở khuỷu tay làm hạn chế co duỗi khuỷu: Cẳng tay ở tư thế duỗi từ
1800 đến 1100
26-30% Sẹo bỏng bàn tay - ngón tay làm các ngón dính nhau co quắp hoặc thẳng
cứng (mất chức năng bàn tay) 41-45%
Sẹo bỏng ở mu chân, gan bàn chân làm biến dạng bàn và ngón chân đi
đứng khó khăn 21-25%
Các quy định khác có liên quan của Bộ luật Hình sự
• Điều 93 – Tội giết người
(1) Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
(b) Giết phụ nữ mà biết là có thai. (q) Vì động cơ đê hèn.
Lưu ý: Cần cân nhắc xem việc sử dụng quyền lực và kiểm sốt đối với người vợ có thể được coi là “động cơ đê hèn”. Cán bộ hành pháp và tư pháp khơng cần cân nhắc đến những gì mà thủ phạm viện dẫn về vợ mình như “nói nhiều”, “lười” hoặc “ghen tng” như lý do làm tinh thần thủ phạm bị kích động mạnh, hịng giảm tội danh xuống như ở điều 95. “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 95 phải là “kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó” thì mới có thể giảm nhẹ hình phạt.
• Điều 103 – Tội đe dọa giết người
(1) Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Lưu ý: Đe dọa của người chồng đối với người vợ trong các vụ BLGĐ có thể tới mức “có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện”
• Điều 100 – Tội bức tử
(1) Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
Lưu ý: BLGĐ lặp đi lặp lại có thể tới mức “đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc vào mình”
• Điều 98 – Tội vô ý làm chết người
(1) Người nào vơ ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Lưu ý: Người gây bạo lực vô ý gây ra cái chết cho vợ mình sau khi đánh đập vợ có thể bị quy vào tội danh này. Điều 104 (khoản 4) quy định về trường hợp người gây bạo lực cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.
• Điều 111 – Tội hiếp dâm
(1) Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Lưu ý: Luật không nêu rõ rằng tội danh này được loại trừ không áp dụng cho quan hệ hôn nhân.
Quan niệm văn hóa cho rằng người chồng có quyền địi hỏi quan hệ tình dục với vợ và người vợ phải tuân theo. Quan niệm này thể hiện qua việc điều luật này ít được áp dụng cho quan hệ hơn nhân. Tuy nhiên hiểu rõ rằng cách diễn đạt của Luật không loại trừ việc áp dụng Điều 111 đối với hiếp dâm trong hôn nhân. Hơn nữa cần lưu ý rằng Luật phòng, chống BLGĐ cũng đã quy định “cưỡng ép quan hệ tình dục” trong gia đình một là hành vi BLGĐ, cho thấy quan niệm văn hóa đã thay đổi.
Trong những tình huống BLGĐ, nạn nhân rõ ràng phải chịu đựng khi quan hệ tình dục trái với ý muốn nhưng khơng thể phản kháng lại bạo lực thể chất do quan hệ quyền lực không cân bằng giữa chồng và vợ.
Hình phạt áp dụng sẽ cao hơn trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm cưỡng bức quan hệ tình dục nhiều lần; làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
• Điều 113 – Tội cưỡng dâm
(1) Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Lưu ý: Điều luật này bao gồm cả cưỡng dâm trong hôn nhân.
“Người lệ thuộc mình” có thể bao gồm nhiều quan hệ phụ thuộc, như tơn giáo, tài chính, cơng việc… Người lệ thuộc có thể bao gồm người vợ.
• Điều 121 – Tội làm nhục người khác
(1) Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Lưu ý: Dấu hiệu là “xúc phạm nghiêm trọng” lên “nhân phẩm, danh dự của người khác”.
• Điều 108 – Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
(1) Người nào vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Lưu ý: BLGĐ thường được sử dụng để duy trì quyền lực và kiểm sốt; sử dụng bạo lực khơng phải là hành vi khơng kiểm sốt được. Vì vậy cần cân nhắc kỹ liệu hành vi bạo lực có phải là “vơ ý”.
• Điều 146 – Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
(1) Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hơn hoặc duy trì quan hệ hơn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm
Cần có một trong những dấu hiệu: cưỡng ép kết hơn; cản trở người khác kết hơn hoặc duy trì quan hệ hơn nhân tự nguyện, tiến bộ; bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải.
Thơng tư liên tịch số 01/2001 có nêu định nghĩa về “hành hạ, ngược đãi” và “uy hiếp tinh thần”.
“Hành hạ, ngược đãi” là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xun đánh đập (có thể khơng gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục…
50
“Uy hiếp tinh thần” là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình, đe doạ sẽ tự tử…
• Điều 152 – Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
(1) Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
• Điều 130 – Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hố, xã hội, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm..
• Điều 143 - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(1) Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
• Điều 123 - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
(1) Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Lưu ý: Điều luật này có thể áp dụng khi người chồng khơng cho vợ ra khỏi nhà bằng cách khoá vợ trong phịng.
• Điều 132 – Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
(2) Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Lưu ý: Điều luật này có thế được áp dụng khi người chồng gây áp lực để nạn nhân/nhân chứng thôi không khiếu nại hoặc không cung cấp chứng cứ.
Lưu ý: Khoản 1 của Điều này quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo. Quy định này có thể áp dụng trong trường hợp công an hoặc cán bộ địa phương gây áp lực để người vợ phải đồng ý hồ giải trong khi vụ việc có tính chất hình sự.
Mục 3: Thủ tục pháp lý