17 Danh sách này được trích từ Sổ tay về Bạo lực Gia đình dành cho Cảnh sát và Công tố viên vùng Alberta Tư pháp Alberta 2008.
1.3 Các chuẩn mực quốc tế liên quan đến cán bộ hành pháp và tư pháp
Đại diện cho Chính phủ, các cán bộ hành pháp, kiểm sát viên và thẩm phán phải chịu trách nhiệm thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện các quyền cơ bản của mọi cá nhân. Họ phải thực hiện trách nhiệm đầy đủ để ngăn ngừa, điều tra và xử lý các hành vi bạo lực đối với phụ nữ theo pháp luật quốc gia, dù các hành vi đó được thực hiện bởi Nhà nước hay các cá nhân. Cộng đồng quốc tế đã xây dựng các quy tắc ứng xử và các hướng dẫn cho cán bộ hành pháp và tư pháp để thực hiện các nghĩa vụ nêu trên.
Quy tắc ứng xử của Liên hợp quốc cho cán bộ cơ quan hành pháp
• Cảnh sát phải phục vụ cộng đồng bằng việc bảo vệ mọi người trước các hành vi trái pháp luật với tinh
thần trách nhiệm cao phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp.
• Trong khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ hành pháp phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, đảm bảo và nêu
cao quyền con người cho tất cả mọi người.
Hướng dẫn của Liên hợp quốc về vai trị của kiểm sát viên (cơng tố viên)
• Các cơng tố viên phải thực hiện nhiệm vụ một cách công bằng, nhất quán và khẩn trương, tôn trọng và
bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ nhân quyền, qua đó góp phần đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục và giúp hệ thống tư pháp hình sự vận hành tốt.
• Các cơng tố viên phải thực hiện nhiệm vụ một cách công bằng, tránh những phân biệt đối xử về văn hố,
giới tính hay bất kỳ phân biệt nào khác.
• Tất cả các tài liệu quản lý phải được giữ bí mật, trừ khi yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hoặc yêu cầu tư pháp
đòi hỏi khác đi.
40
Những nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về sự độc lập của thẩm phán
• Thẩm phán phải quyết định các vấn đề một cách công bằng, dựa trên các căn cứ thực tế và phù hợp với
luật pháp mà không bị bất kỳ hạn chế, tác động không phù hợp, thuyết phục, áp lực, đe doạ hoặc can thiệp, dù trực tiếp hay gián tiếp từ bất kỳ phía nào và với bất kỳ lý do gì.
• Thẩm phán phải đảm bảo rằng các thủ tục tư pháp phải được tiến hành công bằng và quyền lợi của các
bên phải được tôn trọng.
Mục 2: Khung pháp lý của Việt Nam