Đặc điểm Số lƣợng (giáo viên) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 22 7.9 Nữ 255 92.1 Số năm kinh nghiệm Dưới 5 năm 30 10.9 5-10 năm 81 29.5 11-15 năm 35 12.7 16-20 năm 42 15.3 Hơn 20 năm 87 31.6 Học vấn Trung cấp 12 4.5 Cao đẳng 62 23 Đại học 186 69.1 Sau đại học 9 3.3
Vị trí Giáo viên chủ nhiệm 213 76.9
Giáo viên bộ môn 64 23.1
Trong đề tài nghiên cứu này khảo sát 282 giáo viên tiểu học trong đó tỷ lệ nam chiếm 7.9% và giáo viên nữ chiếm 92.1%
Độ tuổi của khách thể từ 22 đến 55 tuổi, độ tuổi trung bình là 38.5 tuổi,
SD= 8.37.
Về số năm kinh nghiệm, nhóm các giáo viên có kinh nghiệm ―dưới 5 năm‖ là 30 giáo viên, chiếm 10.9%; ―5-10 năm‖ là 29.5%; ―11-15 năm‖ chiếm 12.7%. Nhóm các giáo viên có số năm kinh nghiệm từ ―16-20 năm‖ chiếm 15.3% và ―hơn 20 năm‖ chiếm 31.6%. Số năm kinh nghiệm trung bình
của tồn nhóm khách thể là M2= 15.2 và SD3=8.88.
Khảo sát về học vấn của các giáo viên tham gia nghiên cứu cho thấy số giáo viên có bằng đại học, chiếm 68.5% tồn nhóm khách thể. Xếp thứ hai là nhóm giáo viên đã có bằng ―Cao đẳng‖ chiếm 23.7%. Tiếp theo nhóm giáo viên đã có bằng ―Trung cấp‖ là 4.4% và cuối cùng nhóm giáo viên đã có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ ―Sau đại học‖ là 3.3%.
Về vị trí cơng tác, số lượng ―giáo viên chủ nhiệm‖ là 213 chiếm 76.9%; số giáo viên bộ mơn chiếm 23.1%.
2.3. Tiến trình nghiên cứu
2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
- Mục đích:
+ Tìm hiểu lịch sửvấn đề nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận và tìm hiểu kết quả đã nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ và phương pháp tiếp cận phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung: Đọc và phân tích tài liệu, bài viết và cơng trình nghiên cứu
có liên quan tới luận văn. Từ đó, chúng tơi xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận, khái niệm công cụ, bảng hỏi.
- Phương pháp: Đọc và phân tích tài liệu.
2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng và xử lý số liệu
- Mục đích:
+ Khảo sát thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học
- Nội dung:
+ Điều tra thử trên 10 giáo viên tiểu học thơng qua hình thức gửi bảng hỏi trực tiếp và trực tuyến để giáo viên đọc và góp ý.
+ Sử dụng bảng hỏi đã được xây dựng với những câu hỏi thể hiện kiến
2 Mean: Điểm trung bình
thức về quản lý hành vi, kỹ năng thành thạo và thái độ đối với quản lý hành vi. + Quan sát giáo viên bằng bảng quan sát có cấu trúc để ghi chép lại tiền đề - hành vi của trẻ - cách xử lý của giáo viên – hệ quả của cách xử lý đó đến hành vi của trẻ.
+ Thu phiếu, mã hóa, thống kê và xử lý số liệu với phương pháp tốn thống kê, phân tích và viết nhận xét các kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học đối với trẻ có biểu hiện TĐGCY.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong đề tài này, chúng tơi thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá các tài liệu liên quan và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới trước đó để bổ sung lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Các nguồn tài liệu được lấy từ sách và chuyên trang tài liệu học thuật https://scholar.google.com.vn/, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/, http://www.springer.com/gp/với các từ khóa: behavior management, competency, teacher’s competency, ADHD, quản lý hành vi, tăng động giảm chú ý, năng lực, năng lực của giáo viên.
Để đảm bảo được tính cập nhật của đề tài, chúng tôi dành nhiều sự quan tâm cho các số liệu trong vòng 5 năm trở lại đây. Ở một số nội dung tài liệu, do khả năng tìm kiếm cịn nhiều hạn chế nên có sử dụng cả các tài liệu cách đây nhiều năm.
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu kiến thức, kỹ năng và thái độ của giáo viên tiểu học đối với trẻ có biểu hiện TĐGCY.
Bảng hỏi được thiết kế gồm:
+ Phần A: Phần thơng tin cá nhân khách thể: Giới tính, tuổi, giáo viên dạy lớp, trường, số năm làm việc, bằng cấp, tốt nghiệp ngành, từ trường, chức
+ Phần B: Bảng hỏi về quản lý hành vi
- Câu hỏi về kiến thức quản lý hành vi: Câu 2
- Câu hỏi về cách thức ứng xử của giáo viên đối với học sinh có biểu hiện TĐGCY: Câu 3
- Bảng hỏi về mức độ thành thạo các kỹ năng của giáo viên: kỹ năng quản lý lớp học và kỹ năng làm việc với hành vi của trẻ.
- Câu hỏi về thái độ đối với quản lý hành vi: Câu 5
- Câu hỏi hỏi mở về khó khăn và thuận lợi khi quản lý hành vi cho trẻ có biểu hiện TĐGCY: câu 7
2.4.3. Phương pháp quan sát có cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên 16 giáo viên tại 2 trường tiểu học Giao Long và Giao Xuân. Bảng quan sát được thiết kế theo bảng tiền đề (Antecedent) – hành vi (Behavior) – hệ quả (Consequence).
Phiếu quan sát được thiết kế để nắm được các thông tin về học sinh, giáo viên, lớp học, vị trí chỗ ngồi và các hành vi của trẻ. Bảng quan sát cách thức quản lý hành vi của giáo viên dành cho học sinh có biểu hiện TĐGCY được thiết kế theo bảng quan sát A-B-C nhằm quan sát được cái xảy ra trước hành vi – hành vi – cách xử lý của giáo viên và hệ quả. Mục tiêu của bảng hỏi hướng đến quan sát cách xử lý của giáo viên với các hành vi ―có vấn đề‖ của học sinh trong lớp học.
Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, phương pháp quan sát chỉ được tiến hành với 16 giáo viên tại 2 trường Giao Long và Giao Xuân, tỉnh Nam Định. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện quy trình như sau:
- Giới thiệu về nghiên cứu và mô tả sơ lược về các trẻ có biểu hiện TĐGCY.
- Gửi phiếu sàng lọc ngắn để giáo viên nắm được các biểu hiện của TĐGCY và ghi tên các học sinh trong lớp mà giáo viên nhận thấy có các đặc điểm này.
- Tiến hành quan sát tại các lớp mà giáo viên tự đánh giá có trẻ có biểu hiện TĐGCY trong thời gian 30 phút tại các lớp.
2.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu được sau khảo sát được xử lý bằng IBM SPSS 22.0. Phần mềm này sẽ giúp mô tả thống kê tỷ lệ phần trăm (%), tính điểm trung bình, so sánh tương quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lường thực tế được trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ, được thể hiện trong chương 3 kết quả nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu, tơi sử dụng các phép tính để xử lý số liệu như sau: - Sử dụng thống kê mơ tả để tính tỷ lệ phần trăm, số lượng:
+ Phần thông tin cá nhân khách thể: Phần A + Phần kiến thức: Câu 2
+ Phần kỹ năng: Câu 4 và câu 6 + Phần thái độ: Câu 5
- Tính độ tuổi trung bình: Câu 1 (phần A)
- Tính điểm trung bình: Câu 2, Câu 4, Câu 6, Câu 5
- Tính tương quan các yếu tố ảnh hưởng: Tuổi tác, số năm công tác, sự hiểu biết về tăng động và kinh nghiệm làm việc trước đó.
- Tính so sánh giữa các yếu tố: Giới tính, vị trí (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn), bằng cấp, giáo viên khối.
- Tính hồi quy dự đốn ảnh hưởng giữa các yếu tố: Giới tính, tuổi, số năm cơng tác, vị trí, bằng cấp, giáo viên khối, sự hiểu biết về tăng động và kinh nghiệm làm việc trước đó.
Tiểu kết: Để tìm hiểu về năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện TĐGCY, chúng tơi đã khảo sát trên 282 giáo viên bằng phương pháp bảng hỏi và phương pháp quan sát. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học nhằm biết được thực trạng, so sánh sự khác biệt giữa các nhóm và mối tương quan giữa năng lực quản lý
hành vi thành phần với các yếu tố giới tính, vị trí cơng tác, bằng cấp, khối lớp. Phương pháp này cũng giúp kiểm định độ mạnh của mối liên hệ và ý nghĩa thống kê của năng lực quản lý hành vi đối với tuổi tác, số năm kinh nghiệm, sự hiểu biết. Để đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy chúng tơi đã cố gắng thực hiện tốt quy trình nghiên cứu, đảm bảo đạo đức nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng của giáo viên làm việc trong lớp có trẻ có biểu hiện TĐGCY TĐGCY
3.1.1. Hiểu biết về TĐGCY theo tự đánh giá của giáo viên
Để giáo viên tự đánh giá về mức độ hiểu biết về TĐGCY, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ biết tới tăng động giảm chú ý của giáo viên
Có 16% giáo viên tham gia khảo sát cho rằng mình Biết rõ về TĐGCY, hơn 2/3 giáo viên cho rằng mình Biết một chút về TĐGCY (83% giáo viên lựa chọn) và chỉ 1% giáo viên trong nhóm nghiên cứu Không biết.
Về kinh nghiệm đã từng gặp/dạy học sinh có biểu hiện TĐGCY, kết quả cho thấy:
Bảng 3.1. Kinh nghiệm từng làm việc với trẻ có biểu hiện TĐGCY của giáo viên
Số lượng giáo viên Tỷ lệ phần trăm (%) Đã từng gặp/dạy 217 87.9 Chưa từng gặp/dạy 30 12.1 16% 83% 1% Biết rõ Biết một chút Không biết
Hơn 2/3 số giáo viên đã từng gặp/dạy học sinh có biểu hiện TĐGCY. 12.1% giáo viên được hỏi cho rằng mình chưa từng gặp/dạy các học sinh này. Về mặt số lượng này theo tự đánh giá của giáo viên, trong suốt quãng thời gian cơng tác đã có giáo viên gặp ít nhất là 1 trẻ và nhiều nhất là 22 trẻ.
Như vậy, tự đánh giá của các giáo viên tham gia vào nghiên cứu cho thấy đại đa số các giáo viên đều cho rằng mình có những kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định về các biểu hiện của TĐGCY ở trẻ.
3.1.2. Kỹ năng của giáo viên làm việc với những người liên quan
Như đã đề cập về mơ hình trị liệu thành tố, trị liệu cho trẻ TĐGCY cần chú ý đến sự hỗ trợ của những nguồn lực khác. Dưới đây, chúng tôi khảo sát về kỹ năng làm việc của giáo viên với phụ huynh, giáo viên khác và nhà trường. Với mức độ đồng ý từ 1= Hồn tồn khơng đồng ý đến 4= Hoàn toàn đồng ý, kết quả thu được như sau: