Mức độthành thạo kỹ năng quản lý lớp học của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 57 - 59)

Các kỹ thuật quản lý lớp học M SD

1. Sử dụng đồng hồ/ đồng hồ cát để nhắc học sinh TĐGCY về

thời gian 2.38 0.93

2. Các đồ dùng dạy học được để ở góc cố định, xa tầm tay của

trẻ 2.94 0.80

3. Đảm bảo khơng gian để học sinh có thể di chuyển trong lớp 2.98 0.75 4. Sử dụng các hỗ trợ trực quan với học sinh: hình ảnh, các biểu

tượng để nhắc nhở để trẻ dễ nhìn thấy, VD mắt = nhìn, tai =

nghe

3.05 0.78 5. Yêu cầu học sinh có vở ghi chép lại lời dặn, yêu cầu của giáo

viên 3.05 0.80

6. Thêm các hoạt động vận động vào bài học 3.08 0.71 7. Nhắc 5 phút trước khi kết thúc bài tập 3.10 0.73 8. Bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, có thể sử dụng bàn ghép

được với nhau góp phần hỗ trợnhóm và sự tương tác của học sinh

3.11 0.68 9. Tạo và nhắc về lịch trình của ngày để học sinh có thể kiểm

soát tốt hơn về thời gian 3.17 0.67

10. Thực hiện các quy tắc đơn giản, rõ ràng và hiển thị chúng

trong lớp học 3.21 0.63

11. Xếp cho học sinh TĐGCY ngồi cạnh các bạn học tốt 3.21 0.73 12. Tăng cường các hoạt động nhóm nhỏ để học sinh tham gia

vào nhóm 3.22 0.60

13. Hạn chế cho học sinh ngồi gần các yếu tố gây xao nhãng: các

khu vực gần cửa sổ, cửa ra vào, bảng màn hình… 3.23 0.72 14. Cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ/bài

tập 3.25 0.56

15. Gợi ý các bạn ngồi cạnh nhắc nhở khi học sinh bị xao nhãng 3.27 0.66 16. Chỗ ngồi của học sinh tiện cho việc giáo viên theo dõi 3.39 0.56 Trong các gợi ý để tổ chức lớp học, giáo viên tự nhận thấy việc Sử dụng đồng hồ/ đồng hồ cát để nhắc học sinh TĐGCY về thời gian là kém

thành thạo nhất (M = 2.38, SD = 0.93). Tiếp đó giáo viên cũng thấy mức độ thành thạo của mình trong việc Các đồ dùng dạy học được để ở góc cố định,

xa tầm tay của trẻ (M = 2.94, SD= 0.8) và Đảm bảo khơng gian để học sinh có thể di chuyển trong lớp (M = 2.98, SD = 0.75). Đây là kỹ thuật tác động

vào cấu trúc của lớp học và đôi khi giáo viên buộc phải tuân thủ theo quy định có sẵn của nhà trường. Ở một số lớp được quan sát, chúng tôi thấy được cấu trúc của lớp học theo cách cũ, bàn sắp xếp thành 3-4 dãy thẳng hàng. Ngược lại cũng có một số lớp đang giảng dạy theo phương pháp VNEN vì thế lớp học được cấu trúc thành 4 cụm, các bàn xếp đối diện nhau để học sinh làm việc nhóm. Học liệu dạy có thể được bố trí ở góc cuối lớp nhưng cũng có thể được treo ngay trên tường gần góc học sinh học tập.

Chiến lược về chỗ ngồi Chỗ ngồi của học sinh tiện cho việc giáo viên theo

dõi được giáo viên tự đánh giá là thành thạo nhất (M = 3.39, SD = 0.56). Tiếp đó

giáo viên cũng thấy mình thành thạo ở kỹ năng Cho học sinh thêm thời gian để

hoàn thành các nhiệm vụ/bài tập(M = 3.25, SD=0.56) và Gợi ý các bạn ngồi cạnh nhắc nhở khi học sinh bị xao nhãng (M = 3.27, SD = 0.66).

Điểm trung bình của tồn câu (M=3.12, SD = 0.44)cho thấy các giáo viên tham gia nghiên cứu tự đánh giá mức độ thành thạo về các kỹ năng quản lý lớp học ở mức độ Thành thạo một chút.

3.2.2.2. Kỹ năng làm việc của giáo viên với trẻ TĐGCY

Để khảo sát về kỹ năng làm việc của giáo viên, tổng hợp từ tài liệu hướng dẫn làm việc với trẻ TĐGCY của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ [84], chúng tôi đưa ra danh sách các kỹ thuật nhỏ hỗ trợ giáo viên làm việc với các trẻ có biểu hiện TĐGCY.

Theo thang điểm 1-4 theo mức độ từ 1= Không thành thạo đến 4= Rất thành thạo. Giáo viên tự đánh giá về kỹ năng thành thạo của mình bằng cách cho điểm phù hợp với mức độ của bản thân, kết quả như sau:

Bảng 3.7. Mức độthành thạo của giáo viên làm việc với trẻ TĐGCY Các kỹ thuật quản lý hành vi M SD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)