Quản lý hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 37 - 39)

1.2 .Các khái niệm cơ bản

1.2.2. Quản lý hành vi

Quản lý hành vi có ý nghĩa tương đồng với điều chỉnh hành vi (Shea & Bauer, 2011). Các biện pháp quản lý hành vi có thể được định nghĩa là tất cả những hành động (có và khơng có ý thức) mà giáo viên thực hiện để tăng cường khả năng mà một học sinh hoặc một nhóm học sinh sẽ phát triển các hành vi có hiệu quả và được chấp nhận về mặt xã hội (theo LaCaze và cộng sự, 2012).

Theo Martin & Pear (2015), điều chỉnh hành vi có liên quan đến việc áp dụng hệ thống các nguyên tắc và kỹ thuật học tập để đánh giá và cải thiện hành vi của cá nhân nhằm nâng cao hoạt động hàng ngày của họ [61, tr.4]

Kazdin (2012) lại xem điều chỉnh hành vi như là một hướng tiếp cận để đánh giá, định lượng và thay thế hành vi. Cách tiếp cận này tập trung vào phát

triển hành vi thích nghi, các hành vi xã hội và giảm các hành vi kém thích nghi trong cuộc sống hàng ngày. Đơi khi, điều chỉnh hành vi cũng được xem như một phần đặc biệt của can thiệp, nhưng trên thực tế nó có rất nhiều kỹ thuật. Hai phần mà điều chỉnh hành vi có thể được ứng dụng rộng rãi là trong giáo dục và trị liệu các rối loạn tâm lý và các vấn đề hành vi, xã hội, cảm xúc [51,tr2].

Các thành tố của quản lý hành vi

Can thiệp hành vi cho trẻ TĐGCY gồm chiến lược can thiệp dựa vào tiền đề; dựa vào hệ quả và các chiến lược tự quản lý.

Can thiệp dựa vào tiền đề là những can thiệp tác động đến các sự kiện xảy ra trước hành vi nhằm mục tiêu nỗ lực ngăn chặn trước khi các hành vi có vấn đề xảy ra. Những chiến lược này cũng làm tăng khả năng thay thế các hành vi phù hợp hơn. Các chiến lược được sử dụng cho TĐGCY bao gồm việc lựa chọn, giảm/chia nhỏ các nhiệm vụ được giao và các nội quy của lớp học để giảng dạy tích cực [36].

Can thiệp dựa vào kết quả là những can thiệp tác động đến cái xảy ra sau hành vi nhằm tăng khả năng phản ứng phù hợp hoặc giảm xác suất xuất hiện các hành vi có vấn đề ở những lần sau. Về mặt lịch sử, hình thức phổ biến nhất của chiến lược này là sự khiển trách bằng lời nói hoặc cho trẻ ra khỏi lớp. Tuy nhiên, các yếu tố này đã được chứng minh hiếm khi có hiệu quả với các trẻ TĐGCY và các trẻ có rối loạn gây rối. Cho đến nay các chiến lược được coi là hiệu quả khi hỗ trợ trẻ TĐGCY giải quyết các vấn đề hành vi là khen thưởng, thưởng quy đổi (bao gồm cả hệ thống thưởng ở gia đình) và trả giá hành vi [35],[36].

Các chiến lược tự quản lý là những can thiệp được thực hiện bởi chính trẻ nhằm mục đích tăng khả năng tự kiểm sốt hành vi. Tiền đề của cách tiếp cận dựa trên quan điểm hành vi tích cực sẽ được duy trì mặc dù giảm phản hồi của giáo viên hoặc các hình thức củng cố khác. Các can thiệp này có thể bao gồm tự giám sát, tự giám sát cộng với phần thưởng, tự đánh giá [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 37 - 39)