Mức độthành thạo của giáo viên làm việc với trẻ TĐGCY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 69)

1. Sử dụng trừng phạt mạnh tay để học sinh khơng cịn các hành vi nghịch ngợm, VD: yêu cầu học sinh đứng ra góc

lớp nếu nói chuyện riêng nhiều trong lớp

1.61 0.84 2. Phớt lờ có chọn lọc với những hành vi không phù hợp,

VD lờ đi khi trẻ gõ bút xuống bàn lần đầu tiên 2.24 1.02

3. Để học sinh tự theo dõi và đánh giá hành vi của mình mà khơng cần phải có giáo viên, VD, trẻ tự viết những việc mình đã làm tốt/chưa tốt trong ngày hôm nay và đưa cô kiểm tra vào cuối ngày

2.40 0.91

4. Phê bình các hành vi sai của học sinh, VD: trong giờ học

có một lần em rời khỏi chỗ không xin phép 2.58 0.87

5. So sánh kết quả học sinh tự đánh giá với đánh giá của giáo viên. VD: so bảng của học sinh tự viết với bảng của

giáo viên

2.58 0.92 6. Thực hiện đánh giá ngắn mỗi ngày và gửi về cho phụ

huynh, VD: phiếu tích các hành vi tốt, mặt cười trẻ đạt được trong ngày hơm đó

2.59 0.86 7. Hạ thấp các yêu cầu trong học tập để phù hợp với học

sinh, VD: học sinh có thể phạm dưới 10 lỗi trong một trang viết bài

2.61 0.91 8. Sử dụng các cử chỉ tay để giao tiếp riêng với các học sinh

tăng động giảm chú ý, VD giơ tay = hỏi, xua tay = không

biết câu trả lời

2.65 0.96 9. Cung cấp các phần thưởng vật chất (đồ ăn, sticker, sao…)

để củng cố hành vi tốt, VD: cho sao/vẽ mặt cười nếu trẻ ngồi ngoan trong giờ

10. Ghi rõ thỏa thuận những hành vi mong đợi và hệ quả nếu thực hiện các hành vi đó, VD: nếu học sinh chỉ ra khỏi chỗ 2 lần/giờ trẻ được thưởng sticker mặt cười vào vở bài tập

2.67 0.96

11. Sử dụng các tín hiện trực quan trong lớp học để nhắc học sinh tập trung vào nhiệm vụ, VD chụp ảnh đôi mắt dán lên trên bảng, chỉ vào để nhắc trẻ nhìn lên

2.69 0.96 12. Nói với các học sinh rằng làm nhiệm vụ trước sau đó trẻ

sẽ được làm hoạt động yêu thích nào đó, VD: hãy hồn thành hết bài tập này, sau đó em sẽ được ra ngồi

2.71 0.87 13. Khuyến khích cha mẹ thưởng cho học sinh nếu ngày hơm

đó trẻ nhận được đánh giá tốt trên lớp, VD: thưởng cho trẻ 5 phút chơi Ipad nếu trẻ đạt được 10 mặt cười trên lớp

2.71 1.01 14. Cho sao/điểm mỗi lần học sinh có hành vi phù hợp, sau

đó quy đổi phần thưởng to hơn khi trẻ tích đủ số lượng sao/điểm cần thiết, VD 5 sao = đọc truyện trong giờ ra chơi

2.77 0.87

15. Cho các học sinh trong lớp cùng nhau đóng vai để học cách giải quyết vấn đề, VD: khi một bạn đang rất tức giận

với bạn ngồi cạnh nên làm cách nào?

2.84 0.86 16. Cho phép học sinh có các khoảng khơng gian/tình huống

để trẻ vận động VD: cho học sinh nghịch lên xóa bảng giúp cơ

2.88 1.02 17. Làm việc với phụ huynh để chọn ra các hành vi cần thay

đổi, ghi chú lại, VD: các hành vi được chọn: ngồi yên trong 15 phút, sai dưới 10 lỗi/trang, giơ tay và chờ đến lượt

2.91 0.87

trong lớp học, nếu vận động đó khơng quá ảnh hưởng đến cả lớp, VD: khi đã làm xong bài có thể vặn người hay nằm bò ra bàn nhưng giữ im lặng

19. Xác định rõ các hành vi phù hợp khi khen ngợi, VD: ngồi

yên trong 15 phút là được khen 2.96 0.77

20. Khi nói, di chuyển đến gần chỗ học sinh đang ngồi hoặc đứng, VD: đến gần trẻ, nói “Nam, hãy chuẩn bị đồ dùng

học Tốn”

3.04 0.72 21. Khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ để phịng ngừa việc học

sinh bị thất vọng với các nhiệm vụ, VD: đây là bài khó, em hãy làm theo từng bước, đổi sau đó mới tính

3.09 0.71 22. Gọi tên cụ thể điều học sinh đã làm đúng. VD: “Trong

giờ Toán em đã ngồi yên trên ghế” 3.11 0.79

23. Yêu cầu học sinh cất đi những vật gây cản trở học tập

VD: đồ chơi học sinh mang đến lớp (siêu nhân, truyện…) 3.12 0.68

24. Đưa ra lời khen ngợi nhất quán và chân thành, VD: “cơ

thực sự vui vì hơm nay em đã biết giơ tay xin phép” 3.30 0.75

25. Đưa ra các lời khen ngay lập tức khi học sinh có các hành vi phù hợp. VD: ngay khi học sinh giơ tay xin phép, khen

về hành vi của trẻ

3.32 0.73 26. Khen ngợi học sinh bằng những câu khác nhau VD: “em

làm tốt lắm, em rất giỏi” 3.32 0.62

Ba kỹ năng được giáo viên đánh giá là rất thành thạo có điểm số gần như ngang nhau. Đó là Đưa ra lời khen ngợi nhất quán và chân thành(M = 3.30, SD = 0.75); Đưa ra các lời khen ngay lập tức khi học sinh có các hành vi phù hợp (M= 3.32, SD= 0.62) và Khen ngợi học sinh bằng những câu khác nhau (M = 3.32, SD = 0.62). Những kỹ thuật mang tính trách phạt như là Sử dụng trừng phạt mạnh tay để học sinh không cịn các hành vi nghịch ngợm

Có hai kỹ thuật mà giáo viên cho rằng mình ít thành thạo. Hơn một nửa số giáo viên được hỏi cho rằng mình ít thành thạo việc Sử dụng trừng phạt mạnh tay để học sinh khơng cịn các hành vi nghịch ngợm (58.6% giáo viên

chọn Khơng thành thạo). Cịn đối với Phớt lờ có chọn lọc với những hành vi

khơng phù hợp thì hơn một nửa giáo viên khơng thành thạo và thành thạo một

chút kỹ thuật này (51.8% giáo viên lựa chọn 2 phương án) và 12.2% giáo viên tự đánh giá mình thành thạo trong việc thực hiện kỹ thuật lờ đi. Đây thực sự là kỹ thuật khó địi hỏi giáo viên có sự phân định rõ ràng giữa các hành vi có mức độ nguy hiểm/mức ảnh hưởng vừa phải với sự lờ đi không quan tâm. Các hành vi đôi khi được lặp lại xuất phát từ mục đích gây sự chú ý nên lờ đi cũng là cách để trẻ khơng có được sự chú ý và dừng hành vi lại. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi hành vi chỉ để thu hút sự chú ý của giáo viên hoặc các bạn trong lớp mà khơng phải với mục đích gây mất trật tự hoặc làm ảnh hưởng việc học của những bạn khác.

Với cả 3 kỹ thuật giáo viên đánh giá ở mức độ thành thạo đến rất thành thạo, hơn 2/3 số lượng giáo viên tự đánh giá mình thành thạo và rất thành thạo các kỹ năng khen thưởng. Đối với kỹ thuật Đưa ra các lời khen ngay lập

tức khi học sinh có các hành vi phù hợp có tới 92.1% giáo viên đánh giá mình

thành thạo kỹ năng này.

Để xác định chắc chắn về năng lực quản lý hành vi của giáo viên ngoài bảng hỏi tự đánh giá chúng tôi cũng lấy thêm dữ liệu từ nguồn quan sát trực tiếp. Mục đích của quan sát là để nắm được cách thức mà giáo viên xử lý các hành vi của trẻ trên lớp. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.8. Cách thức quản lý hành vi của giáo viên đối với trẻ có biểu hiện TĐGCY Học sinh Vị trí chỗ ngồi Tiền đề Hành vi của học

sinh Các xử lý của giáo viên Hệ quả

P. M. K. Bàn thứ 2, dãy

trong cùng Giáo viên hỏi bài Ngồi ngọ nguậy

Giáo viên gọi nhắc lại cậu trả lời: "K., nhắc lại" Trẻ đứng lên trả lời T. Đ. T. Bàn thứ 3, dãy giữa, bạn bên cạnh cũng khá nghịch Giáo viên làm mẫu Trẻ làm theo ngay lập tức dù cô không yêu cầu

Không phản ứng gì

Ơ. T. M.

Ngồi một mình. Bàn thứ 2, cạnh cửa sổ

Giáo viên yêu cầu lấy bảng con

Rời khỏi chỗ sang nói chuyện với bạn

Giáo viên lau bảng, yêu cầu

với cả lớp Trẻ về chỗ T. N.B. Bàn thứ 2, dãy trong cùng, gần cửa sổ, cửa thường đóng

Nói chuyện với bạn

bên cạnh

Giáo viên khơng nhìn thấy hành vi của trẻ

Hành vi tự kết thúc

L. V. H.

Bàn thứ 2 từ trên xuống, dãy trong cùng, vị trí phía bên ngồi

Ngồi xoay người sang hai bên, ngọ nguậy

Giáo viên nhắc nhở: "Bài làm của con đâu ?" , "Số con viết đẹp vào"

Ngồi yên trở lại

N. H. V.

Bàn thứ 2, dãy giữa, phía bên

trong

Ngọ nguậy, xoay

người Giáo viên khơng nhìn thấy

Hành vi tiếp diễn một lúc rồi dừng lại

V. V. H.

Bàn đầu, dãy giữa, cách bàn giáo viên 2m

Các bạn đang đọc bài

Nằm xuống bàn, quay sang bạn bên cạnh

Giáo viên khơng nhìn thấy Hành vi tự kết thúc

T. M.

Bàn 2, dãy trong cùng, vị trí phía bên ngồi của bàn

Cả lớp đang làm phép tính

Đứng lên ngồi xuống, chỉnh ghế ngồi

Giáo viên khơng nhìn thấy hành vi của học sinh Hành vi tự kết thúc T. T. D. Bàn thứ 2 dãy trong cùng, phía Quay xuống nhìn

người quan sát Giáo viên không chú ý

Trẻ tự quay lên

bên trong

T. T. T.

Bàn cuối cùng, dãy trong cùng, vị trí phía bên ngồi, gần cửa sổ

Giờ làm bài kiểm tra

Trẻ ngồi yên không làm bài

Giáo viên đến chỗ trẻ ngồi, kiểm tra bài, nhắc nhở

HS tiếp tục làm bài Đ. T.H. Bàn thứ 4, dãy ngồi cùng, vị trí bên ngồi cạnh cửa sổ

Quay sang nói chuyện riêng với bạn

Giáo viên khơng nhìn thấy Hành vi tự kết thúc

B. M. C.

Bàn 4, dãy giữa Giáo viên yêu cầu học sinh học sinh làm bài tập

Làm bài tập Đi lai, quan sát học sinh Vẫn làm bài tập

T. Q. B.

Bàn 2, dãy trong

cùng Giáo viên kiểm tra

bài cũ

Trẻ giơ tay phát biểu, trả lời thiếu

Gọi học sinh khác nhận xét, yêu cầu trả lời lại. Dặn dò: ―Lần sau đọc chậm. Cẩn thận

hơn‖

Ngồi xuống và trả lời :"vâng ạ"

N. T. D.

Bàn 4, dãy giữa Giáo viên cho cả lớp ôn tập kiến thức cũ

Ngồi trật tự

Giáo viên khơng chú ý hành vi tích cực của học sinh. Đi lại và quan sát lớp Vẫn ngồi trật tự Đ. Đ. H. Bàn cuối, dãy ngoài, gần cửa ra vào, khơng có bạn ngồi bên

Giờ tốn/ viết và thực hiện theo phép tính

Nghịch xốy bút Giáo viên gọi tên trẻ

Dừng lại ngồi làm bài

Các chiến lược can thiệp vào tiền đề, tập trung nhiều vào các yếu tố thuộc về môi trường vật lý mà dễ thấy nhất là vị trí chỗ ngồi. Để quản lý được hành vi của trẻ TĐGCY trẻ nên được ngồi gần bàn giáo viên hoặc các dãy bàn phía trên. Vị trí này giúp giáo viên dễ theo dõi và nhắc nhở trẻ thực hiện các yêu cầu được giao. Trẻ cũng được sắp xếp gần các bạn học tốt, ngoan; tránh để trẻ ngồi một mình và các khu vực gây sao nhãng như gần cửa sổ, cửa ra vào [66].

Theo như quan điểm đó, có 9/16 (chiếm 56.25%) các trường hợp quan sát, trẻ có vị trí chỗ ngồi khá hợp lý, thường là ở những bàn đầu cho tới bàn thứ 4 của dãy giữa. Các vị trí này giáo viên có thể dễ quan sát đồng thời tránh được các khu vực như cửa sổ, cửa ra vào.

Ở các trường hợp mà vị trí chỗ ngồi của trẻ chưa hợp lý có thể nhận thấy các điểm chung như sau: ngồi cạnh cửa sổ (Ô. T. M.; T. N.B.; T. T. T. Đ. T.H.) hoặc cửa ra vào (Đ. Đ. H.); ngồi ở bàn cuối cùng của dãy (Đ. Đ. H.; T. T. T.); trẻ ngồi một mình hoặc ngồi cạnh các bạn nghịch (T. Đ. T.; Ô. T. M.; Đ. Đ. H.).

Phân tích về cách xử lý hành vi của giáo viên có thể thấy 3 cách thức chủ yếu được sử dụng:

- Các nhắc nhở bằng lời: gọi tên học sinh (2); đặt câu hỏi cho học sinh (2); yêu cầu học sinh nhắc lại câu trả lời (1); yêu cầu học sinh khác nhận xét câu trả lời của trẻ (1). Điểm mạnh của các cách thức nhắc nhở bằng lời là hướng trực tiếp vào học sinh, hướng học sinh trở lại bài học. Ở những lần giáo viên thực hiện cách làm này, hành vi của học sinh thường dừng lại.

- Các cách thức không lời: đến gần chỗ trẻ (1); đi lại, quan sát lớp học (2). Các nhắc nhở khơng lời cũng có hiệu quả tương đối, giúp các trẻ ngồi yên và khơng có các hành vi trong lớp học.

- Khơng nhìn thấy/khơng xử lý hành vi của trẻ (7)

Như vậy đối với các hành vi của học sinh, giáo viên có nhiều biện pháp, cách thức khác nhau để quản lý, trong đó giáo viên sử dụng nhiều hơn

cả là các nhắc nhở bằng lời. Cả hai hình thức nhắc nhở bằng lời và khơng lời đều có hiệu quả trong việc dừng các hành vi không phù hợp lại, giúp trẻ ngồi yên và hướng sự chú ý vào bài học. Số lần giáo viên khơng nhìn thấy/khơng xử lý cịn tương đối nhiều, điều này có thể lý giải do số lượng các trẻ trong lớp khá đông, giáo viên khó dành thời gian để có thể nhắc nhở được học sinh có biểu hiện tăng động, nhất là khi giáo viên vẫn còn phải thực hiện các hoạt động giảng dạy khác.

So sánh với kết quả của Geng (2011) đã nêu trong tổng quan tài liệu, có thể thấy, các giáo viên được quan sát cũng có một số cách xử lý hành vi tương đồng nhau, cụ thể là gọi tên học sinh, nhắc lại yêu cầu. Ở các chiến lược khơng lời, các giáo viên được quan sát cịn sử dụng ít các kỹ thuật để quản lý hành vi của trẻ. Trong các cách thức xử lý hành vi có thể thấy, đối với các hành vi học sinh thực hiện tốt: Làm bài tập, Ngồi trật tự giáo viên giáo viên chưa có các củng cố tích cực cho hành vi này. Tất cả các trường hợp mà giáo viên sử dụng lời nói đều chưa đạt được 5 tiêu chí về hướng dẫn hiệu quả như nghiên cứu của Geng đề xuất [38].

Tổng kết từ phần dữ liệu quan sát thông qua bảng hỏi và thơng qua quan sát có thể thấy:

Thứ nhất, mặc dù giáo viên tự đánh giá mức độ thành thạo trong việc

đưa ra lời khen rất cao (khen ngay lập tức, khen ngay lập tức khi học sinh có hành vi phù hợp, khen bằng những câu khác nhau) nhưng thực tế quan sát cho thấy giáo viên không sử dụng khen thưởng khi các học sinh làm tốt.

Thứ hai, trong tình huống lớp học, giáo viên chưa dành nhiều sự quan

sát dành cho học sinh, cụ thể là với các tình huống quan sát nhiều hành vi của trẻ mà giáo viên khơng nhìn thấy.

Thứ ba, tuy giáo viên tự đánh giá mình thực hiện nhiều các biện pháp

quản lý hành vi nhưng phương pháp quan sát lại cho thấy các biện pháp giáo viên đang dùng nhìn chung khá hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Giáo viên tập trung vào các nhắc nhở bằng lời nhưng những nhắc nhở này cũng còn

đơn giản, hạn chế.

Thứ tư, về kỹ năng quản lý lớp học, điểm tự đánh giá cho thấy giáo viên

thành thạo các kỹ năng về sắp xếp chỗ ngồi (ngồi cạnh bạn tốt, hạn chế khu vực xao nhãng, gợi ý các bạn bên cạnh nhắc nhở, chỗ ngồi tiện theo dõi) nhưng thực tế vị trí chỗ ngồi của học sinh cịn chưa đáp ứng những yêu cầu này.

3.2.3. Thái độ của giáo viên đối với quản lý hành vi

Để khảo sát về thái độ của giáo viên đối với quản lý hành vi chúng tôi đã đưa ra một loạt các câu khác nhau bao gồm những mệnh đề tích cực và tiêu cực và các khía cạnh về nhận thức – cảm xúc – hành vi. Các giáo viên tham gia nghiên cứu được tự đánh giá thái độ của mình theo thang điểm từ 0-5 trong đó 0: Hồn tồn không đúng; 1= Không đúng; 2= Phần nhiều không đúng; 3= Nửa khơng đúng nửa đúng; 4= Đúng; 5= Hồn tồn đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng năng lực quản lý hành vi của giáo viên tiểu học cho trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)