Nội dung quản lý phát triển ĐNGV Trường THPT chuyên Ngoại ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ thuộc trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 33)

- ĐNGV phải có trình độ tổ chức dạy học theo phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức với cấp độ nâng cao dần đồng

1.4.2. Nội dung quản lý phát triển ĐNGV Trường THPT chuyên Ngoại ngữ

Công tác quản lý phát triển ĐNGV trường THPT chuyên Ngoại ngữ có những nội dung sau: qui hoạch ĐNGV, tuyển dụng giáo viên; bố trí, sử dụng giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đánh giá giáo viên; thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ ĐNGV.

1.4.2.1. Qui hoạch ĐNGV

Qui hoạch ĐNGV là lập kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai về nhân sự của nhà trường khi tính đến cả những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Qui hoạch ĐNGV có 4 nội dung chính sau đây:

- Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai bằng cách xác định nhà trường cần đến bao nhiêu người, giảng dạy ở những bộ mơn nào hoặc vị trí cơng tác nào.

- Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng giáo viên cần thiết với số lượng giáo viên hiện có mà nhà trường muốn lưu lại.

- Lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên mới.

- Lập kế hoạch để phát triển giáo viên nhằm đảm bảo cho nhà trường có sự ổn định vững chắc về số lượng những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm giảng dạy.

1.4.2.2. Tuyển dụng giáo viên

Tuyển dụng giáo viên là q trình thơng báo tuyển chọn giáo viên (chỉ tiêu, điều kiện, thời gian và địa điểm); tiếp nhận hồ sơ hay chuẩn bị một danh sách ứng viên tương ứng với kế hoạch nhân sự của nhà trường; thành lập hội đồng tuyển dụng giáo viên (xem xét các đơn xin việc, các bản lý lịch, hồ sơ, bằng cấp, kinh nghiệm giảng dạy, các cuộc phỏng vấn, bài kiểm tra kiến thức và thực hành giảng dạy cần thiết để đánh giá và xác định năng lực và phẩm chất của các ứng viên); làm thủ tục hành chính và cơng bố kết quả tuyển chọn.

Hoạt động tuyển dụng nhằm tìm kiếm và thu hút những thành viên có đủ tiêu chuẩn yêu cầu của các vị trí cơng việc để có thể đáp ứng nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức. Việc tuyển dụng chỉ với mục tiêu tìm kiếm ra những con người phù hợp với công việc đang cần. Tuyển được ứng viên phù hợp với công việc sẽ đem lại nhiều lợi ích: người mới tiếp nhận tiếp cận cơng việc nhanh, làm việc với hiệu suất cao, ít cần sự giám sát và đào tạo, khả năng cộng tác lâu dài, người quản lý có nhiều thời gian hơn cho công việc khác.

xxxi

Doanh nhân người Nhật Bản Matsushita Konosuke – một trong 20 nhà doanh nhân tài ba lỗi lạc nhất thế kỷ XX - sau 60 năm làm lãnh đạo đã nói: "Sự nghiệp là cái mà con người là trung tâm của sự phát triển, thành hay bại đều do có chiêu mộ được nhân tài phù hợp hay không”. Điều này cho thấy, tuyển dụng là một công việc quan trọng trong quản lý

và phát triển đội ngũ giáo viên của mỗi nhà trường.

1.4.2.3. Sử dụng ĐNGV

Sau khi tuyển chọn các giáo viên mới, việc sử dụng các giáo viên mới cùng các giáo viên cũ phù hợp với vị trí, năng lực chun mơn và cơng việc khác nhau sẽ quyết định sự thành cơng của nhà trường. Đó chính là việc sử dụng ĐNGV có hiệu quả, phát huy tối đa năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của mỗi giáo viên. Nhà quản lý cần phải tạo ra cơ chế phù hợp làm cho từng cá nhân phấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi, tiếp tục hoàn thiện bản thân, thúc đẩy sự sáng tạo, hợp tác với các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2.4. Đánh giá giáo viên (đánh giá kết quả hoạt động)

Đánh giá giáo viên là việc so sánh kết quả hồn thành cơng việc người giáo viên được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí được phân cơng. Nếu kết quả giảng dạy hoặc công tác thấp cần phải có hành động uốn nắn kịp thời; chẳng hạn như huấn luyện thêm, nếu nghiêm trọng cần hạ thi đua khen thưởng, kỉ luật, thậm chí sa thải. Nếu hồn thành tốt nhiệm vụ, người giáo viên đó phải được khen thưởng, đề bạt,… Tuy việc thẩm định kết quả cơng tác của giáo viên có thể giao cho tổ chun mơn, ban thanh tra giám sát tại một thời điểm hoặc giai đoạn nào đó, người quản lý có trách nhiệm làm việc với với người quản lý cấp cao hơn hoặc đề xuất một kế hoạch, chương trình cùng những qui định cụ thể và chính sách cần thiết để thực hiện khâu đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên sao cho khoa học, chính xác, cơng khai và cơng bằng.

Đây là hoạt động cực kỳ quan trọng nhằm đánh giá kết quả hồn thành cơng việc của mỗi thành viên so với các tiêu chuẩn và nhiệm vụ mà họ được giao. Thông qua việc thẩm định và đánh giá kết quả công việc của các thành viên trong cơ quan, tổ chức, người quản lý sẽ có cái nhìn tổng qt hơn về đội ngũ nhân viên của mình để từ đó có kế hoạch, chính sách sử dụng hoặc bồi dưỡng, huấn luyện, đề bạt các thành viên của cơ quan, tổ chức mình một cách đúng đắn và có hiệu quả. Đây cũng là nhiệm vụ khơng ít những khó khăn.

xxxii

Dù ở bất cử một tổ chức nào thì hoạt động đánh giá cơng việc của nhân viên cũng nhằm ba mục tiêu chính sau đây:

- Xem xét và kết luận một cách công bằng và khách quan về việc nhân viên có thực hiện nhiệm vụ theo đúng các u cầu đề ra hay khơng, từ đó thưởng cơng xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc vì những cố gắng của họ trong cơng việc, đồng thời tìm ra những nhân viên yếu kém, thiếu năng lực hay chưa thực sự nỗ lực hồn thành nhiệm vụ được phân cơng.

- Dựa trên sự đánh giá của cấp quản lý, nhân viên có thể đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao nằn suất lao động và thăng tiến trong cơng việc. Đó cũng là dịp để các nhân viên kiểm điểm bản thân và tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình để hồn thành nhiệm vụ tốt hơn.

- Phát triển các mục tiêu nghề nghiệp giúp nhân viên theo kịp những yêu cầu của một tổ chức năng động. Việc này nhằm mục tiêu thúc đẩy năng lực của một nhân viên hiện tại, chứ khơng phải để nhân viên đó trở thành một người làm việc hiệu quả trong tương lai. Hơn nữa, ngày càng nảy sinh nhiều yêu cầu mới đối với cơng việc, do đó nhân viên phải được tạo điều kiện để phát triển cùng với công việc và tổ chức.

1.4.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng cống hiến của mỗi giáo viên cho hoạt động của nhà trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng sau khâu kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng để nâng cao, cải thiện kĩ năng đối với toàn bộ ĐNGV nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Tùy theo kết quả ở khâu đánh giá, chương trình bồi dưỡng, tập huấn được diễn ra theo các mức độ và nội dung khác nhau: kèm cặp, bồi dưỡng nâng cao, tự học tập bồi dưỡng. Tất cả các hoạt động này phục vụ cho sự phát triển của nhà trường hoặc nhằm đề bạt, nâng cấp đối với từng giáo viên.

1.4.2.6. Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ

Việc thực hiện chế độ và chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV là điều kiện để động viên khuyến khích mọi giáo viên cống hiến hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Để phát triển đội ngũ nhà giáo, đảm đương nhiệm vụ trồng người, chế độ

xxxiii

đãi ngộ và chính sách cho giáo viên phải luôn được quan tâm, chú ý và thực hiện kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ thuộc trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 33)