- Quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp thực hiện theo các bước sau:
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng ĐNGV theo hướng tự bồi dưỡng
3.2.4.1. Ý nghĩa
Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duy trì, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, là điều kiện quyết định để nhà trường có thể đứng vững, thắng lợi trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy cơng tác bồi dưỡng và phát triển ĐNGV cần phải được chú trọng và thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và ln đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV do nhà trường, ngành giáo dục và các tổ chức khác cần phải được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng làm việc, thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hướng đi lên của người giáo viên. Bên cạnh đó, trong xã hội đang chứng kiến sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ của khoa học và cơng nghệ, do đó để cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ, những kiến thức nghề nghiệp tiến bộ, người giáo viên phải có khả năng tự học, tự bồi dưỡng bản thân để bắt kịp xu hướng thời đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đổi mới giáo dục đặc biệt ở môi trường giáo dục chuyên biệt.
Những thành tựu mà giáo dục đạt được ngày nay có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hàng đầu là sự trưởng thành của ĐNGV. Đây là nhân tố nội sinh đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả, chất lượng của nền giáo dục. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả mọi giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho người giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình, có thái độ tích cực và thích ứng nhanh với những thay đổi, khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cũng nhờ các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên mà ý thức, phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học của giáo viên được nâng lên. Bất cứ một nhà trường hay tổ chức giáo dục nào không chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ dẫn tới chất lượng giáo dục giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bất cứ người giáo viên nào thiếu khả năng tự học, tự bồi dưỡng sẽ trở nên lạc hậu, không theo kịp được những yêu cầu về đổi mới dạy học hiện nay, và không thỏa mãn được nhu cầu học hỏi, khám phá của học sinh, làm giảm uy tín của bản thân, của nhà trường trong con mắt của học sinh và cha mẹ học sinh.
lxxvi
Đối với trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nhằm đáp ứng công tác đào tạo, giáo dục học sinh có năng khiếu về Ngoại ngữ, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung
- Khảo sát điều tra trình độ, giới tính, năng lực của ĐNGV trong nhà trường, từ đó xây dựng mục tiêu phát triển ĐNGV về số lượng và chất lượng ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trong từng giai đoạn 2014 – 2020.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV trong từng năm học cụ thể. Các nội dung bồi dưỡng bao gồm:
+ Lí luận chính trị: ĐNGV cần được bồi dưỡng về lí luận chính trị để hiểu rõ và nắm được các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về giáo dục, các chủ trương của ngành trong giai đoạn hiện nay. Đối với giáo viên trường THPT Chuyên Ngoại ngữ cần bồi dưỡng mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống trường Chuyên, nhiệm vụ của giáo viên trường Chuyên trong giai đoạn 2010 – 2020. Tăng cường, nâng cao chất lượng cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức.
+ Bồi dưỡng các qui định chuyên môn: Các qui định mới của ngành giáo dục về qui chế chuyên môn như Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh, những yêu cầu về sử dụng đồ dùng dạy học, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động của học sinh,...
+ Bồi dưỡng các Phương pháp dạy học tích cực: Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên cần được bồi dưỡng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hoạt động của học sinh như phương pháp dạy học hợp tác, dạy học dự án, dạy học bằng sơ đồ tư duy ... Đặc biệt với đối tượng học sinh chuyên, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa khả năng của học sinh.
+ Bồi dưỡng Tin học cho giáo viên: giúp giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng như các nghiệp vụ nghề nghiệp khác như soạn giáo án điện tử, quản lý HS trên lớp bằng máy tính, trình bày bài giảng bằng phương tiện hiện đại, giảng bài với sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị phụ trợ, giao tiếp qua mạng Internet... Kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn giúp người giáo viên nâng cao năng lực tìm kiếm thơng tin, kiến thức mới phục vụ nghiên cứu, tự học của bản thân.
lxxvii
+ Bồi dưỡng Ngoại ngữ cho giáo viên: Giáo viên trường THPT Chuyên Ngoại ngữ gồm giáo viên dạy môn Chuyên là Ngoại ngữ và giáo viên dạy các môn học khác. Mục tiêu bồi dưỡng về ngoại ngữ được nhà trường xác định 50% cán bộ quản lý, giáo viên dử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giảng dạy và 75% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp. Đối với giáo viên dạy môn Chuyên Ngoại ngữ, việc bồi dưỡng về Ngoại ngữ gồm có việc tự học nâng cao trình độ về ngoại ngữ chính đang giảng dạy và học thêm ít nhất một ngoại ngữ khác. Việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho những giáo viên giảng dạy các môn học khác chủ yếu bồi dưỡng tiếng Anh nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy thí các mơn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh gồm có: thực hiện giảng dạy chương trình bổ trợ các mơn Tốn, Tin học bằng tiếng Anh vào năm 2015, các mơn Khoa học tự nhiên cịn lại vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho ĐNGV trong giai đoạn từ nay đến 2015 và từ 2015 đến 2020. Nhà trường cần phát huy thế mạnh của trường Chuyên nằm trong trường ĐH để có sự hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng từ các khoa trong trường ĐHNN; phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên. Bên cạnh việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do nhà trường tổ chức, giáo viên của trường cần tự giác, nâng cao năng lực tự học ngoại ngữ của bản thân để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của nhà trường.
+ Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục: bao gồm kĩ năng lập kế hoạch dạy học, kĩ năng chủ nhiệm lớp, kĩ năng tổ chức quản lí giáo dục học sinh, kĩ năng kiểm tra đánh giá, kĩ năng giao tiếp với học sinh, cha mẹ học sinh,... Để có được những kĩ năng trên, giáo viên cần có kiến thức về khoa học tâm lý, giáo dục. Ngoài ra, người giáo viên cũng cần nâng cao năng lực hoạt động xã hội, khả năng phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách của học sinh. Hình thức bồi dưỡng thơng qua các khóa tập huấn của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, tổ chức chuyên đề tập huấn giáo viên đầu năm hoặc nhà trường phân cơng những giáo viên có kinh nghiệm trong tổ bộ môn kèm cặp, bồi dưỡng những giáo viên trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm.
- Tổ chức hội thảo, chun đề, các khóa tập huấn chun mơn nghiệp vụ, các hoạt động giao lưu với các trường khác và các tổ chức giáo dục. Trong một năm học, nhà trường cần xây dựng kế hoạch và tổ chức các chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Nhà trường phối hợp với các khoa trong trường ĐHNN, ĐH Sư phạm,... tổ chức các khóa học ngắn hạn, dài hạn để bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, khoa học giáo dục, tâm lí học, phương pháp dạy học tích cực,... cho giáo viên. Tăng cường hoạt động giao lưu với các
lxxviii
trường bạn, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.2.4.3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ĐNGV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Ban lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng, thường xuyên theo dõi các tổ bộ môn, các cá nhân thực hiện kế hoạch. Động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các khóa tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Nhà trường lựa chọn giáo viên trẻ có bản lĩnh chính trị, có năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức, có tố chất của ng- ời quản lý như năng nổ, quyết đoán, trung thực, thẳng thắn cộng với khả năng phát triển cao về trình độ chun mơn gửi đi đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ quản lý hay giáo viên cốt cán.
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn, có chính sách hỗ trợ cho giáo viên tham gia các khóa học này.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại nhà trường mang lại hiệu quả cao, đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Đầu tư bồi dưỡng cho ĐNGV cốt cán để từ đó sử dụng những giáo viên này tập huấn cho những giáo viên còn lại trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tiễn vào hoạt động của nhà trường.
Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chun mơn, ngoại ngữ và tin học. Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tự làm đồ dùng dạy học, ...
Tổ chức cho giáo viên đi tham quan các trường điển hình trong và ngồi nước, tổ chức các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Các cấp ủy Chi bộ, Ban giám hiệu, lãnh đạo tổ chức, đồn thể, tổ chun mơn thống nhất quan điểm, tầm nhìn và hành động trong cơng tác bồi dưỡng ĐNGV.
lxxix
Trường ĐHNN tạo điều kiện để các khoa trong trường hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Nhà trường được đầu tư về kinh phí để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV.