Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 26 - 30)

1.3. Hoạt động tổ chuyên môn

1.3.3. Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông

1.3.3.1. Xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy bộ môn của tổ chuyên mơn

Giáo dục Việt Nam đang trong q trình đổi mới căn bản, toàn diện nên việc lập kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy bộ môn của tổ chuyên môn và giáo viên trước hết là tạo nên khả năng ứng phó với sự bất ổn trong thay đổi hoạt động chun mơn nói chung và dạy học nói riêng. Mặt khác, từng bước cơ bản tạo sự thích nghi cho đội ngũ đối với sự thay đổi chung của ngành. Việc xây dựng kế hoạch chuyên môn theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh của tổ chuyên môn thực hiện đầy đủ các bước xây dựng kế hoạch chuyên môn, bao gồm:

- Tổ trưởng chun mơn thực hiện phân tích điểm mạnh, điểm yếu về cơ hội và thách thức cũng như các điều kiện thuận lợi và khó khăn của tổ chuyên mơn, của nhà trường và mơi trường bên ngồi để thực hiện xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Thông qua việc phân tích, tổ trưởng chun mơn sẽ đánh giá được tình hình tổ chuyên môn, nhà trường, học sinh và môi trường bên ngoài nhà trường về mọi mặt, nhất là yếu tố con người – chất lượng và tính thích ứng đối với yêu cầu thay đổi của đội ngũ giáo viên để có cơ sở kế hoạch hóa đổi mới hoạt động chuyên môn.

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ năm học mới: Trên cơ sở phân tích thơng tin cần thiết, tổ trưởng chun mơn nắm bắt tình hình, phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết trong năm học, xác định mục tiêu chuyên môn trong năm học mới, như: mục tiêu dạy học, mục tiêu hoạt động dạy, mục tiêu hoạt

động học, mục tiêu giáo dục. Căn cứ trên hệ thống các mục tiêu, tổ trưởng chuyên môn xác định nhiệm vụ của tổ và phải làm rõ nhiệm vụ nào là nhiệm vụ trọng tâm.

- Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu: Mỗi nhiệm vụ đã được xác định đều phải có những yêu cầu nhằm đạt được những chỉ tiêu cụ thể. Nên yêu cầu và các chỉ tiêu tổ chuyên môn phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp điều kiện cụ thể của nhà trường cũng như các chuẩn mực đã được tổ chuyên môn và nhà trường xác định.

- Xác định các biện pháp thực hiện: Các biện pháp mà tổ đề xuất phải được vận dụng một cách hài hịa, khéo léo phù hợp với văn hóa nhà trường, tạo động lực cho từng giáo viên trong tổ chuyên môn không ngừng rèn luyện và phấn đấu.

- Lập dự thảo kế hoạch chuyên môn: Căn cứ trên dự thảo kế hoạch của ngành và nhất là của nhà trường, tổ chuyên môn tham khảo các chủ trương, nhiệm vụ, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của tổ và nhà trường mà tổ chuyên môn soạn dự thảo kế hoạch. Trong dự thảo kế hoạch, người soạn dự thảo phải tiến hành thu thập và xử lý các thông tin về định hướng lớn của nhà trường, về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn, về các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện, về các hoạt động của các tổ chuyên môn khác trong nhà trường để có sự phối hợp đồng bộ trong giáo dục học sinh. Từ việc phân tích thơng tin, ta mới xác định chính xác các bước tiếp theo.

- Lấy ý kiến đóng góp của tập thể: Tổ trưởng chun mơn gửi dự thảo kế hoạch đến từng thành viên trong tổ để họ có thời gian nghiên cứu trước, giúp họ chủ động phát hiện ra các vấn đề còn khiếm khuyết trong dự thảo nhằm có được ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch hiệu quả. Từ các ý kiến đóng góp, tổ trưởng chun mơn tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo.

- Gửi dự thảo cho ban giám hiệu phê duyệt (nếu cần), dự thảo lúc này chính thức trở thành cơ sở pháp lý để tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm học mới.

- Công bố và thực hiện kế hoạch: Ban giám hiệu cùng các tổ chuyên môn công bố các kế hoạch chun mơn đến tồn thể cán bộ, giáo viên trong tổ chức và triển khai để thực hiện kế hoạch trong suốt năm học.

1.3.3.2. Hoạt động dạy và học

Trong hoạt động dạy và học hiện nay, tổ chuyên môn và giáo viên quan tâm thực hiện các nội dung:

- Việc phối hợp hiệu quả các kỹ thuật và phương pháp dạy – học tích cực vào trong một tiết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh hoạt động cá nhân và làm việc nhóm, tạo sự tương tác cho học sinh với bạn học, giáo viên và kiến thức;

- Việc sử dụng, khai thác công nghệ thông tin, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiệu quả: giáo viên cần làm quen với các phần mềm tin học như Onedrive, Onenote để khai thác tiện ích trong việc sắp xếp, lưu trữ tài liệu, sổ sách, giáo án … trên hệ thống Internet; Kahoot để soạn và kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến. giáo viên khai thác hiệu quả các thiết bị dạy học trong dạy – học và tổ chức hoạt động học tập và giáo dục cho học sinh.

- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh: Tuyển chọn học sinh giỏi, có năng khiếu về bộ môn để thành lập đội tuyển, tiến hành bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho học sinh để tham gia các kỳ thi Học sinh giỏi do Ngành tổ chức; giáo viên quan tâm nhiều hơn đến học sinh yếu kém, kèm cặp, hướng dẫn và tạo động lực khuyến khích học sinh học tập. Đối với các học sinh yếu kém lớp 12, nhà trường sàn lọc tổ chức lớp phụ đạo cho các em.

- Việc hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu khoa học: Là nội dung mới trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay. Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện, phát động rộng rãi đến toàn thể học sinh để tạo điều kiện cho phong trào lan tỏa trong toàn trường, tổ chức đăng ký đề tài khoa học, hội đồng khoa học thực hiện chấm các đề tài, lựa chọn tham gia cấp cao hơn.

1.3.3.3. Hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề

giảng, hội giảng ngay từ đầu năm học làm cơ sở thực hiện xuyên suốt trong năm. Phải xác định rõ mục tiêu của từng tiết dự giờ: dự giờ phục vụ yêu cầu của kiểm tra năng lực chuyên môn của giáo viên, dự giờ để góp ý khả năng đứng lớp của giáo viên hay dự giờ để phân tích tìm ra các phương pháp giảng dạy nội dung bài học cho từng đối tượng làm sao để hiệu quả nhất.

- Góp ý giờ dạy (nếu dự giờ): Bản thân giáo viên đứng lớp tự nhận xét về tiết dạy. Sau đó, đồng nghiệp sẽ phân tích điểm mạnh và điểm yếu về kiến thức, tác phong – phong cách đứng lớp, khả năng truyền đạt và giao tiếp ngôn ngữ với học sinh, khả năng quản lý lớp và tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện các kỹ năng.

- Các thành viên trong tổ thảo luận nội dung bài dạy dài hay ngắn, khó hay dễ để tìm ra các phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đối với năng lực từng lớp cụ thể. Thảo luận hướng ra đề kiểm tra đánh giá, hướng giải quyết các đề kiểm tra tập trung cho đồng bộ trong tổ, nhóm.

- Tổ chuyên môn phải thống nhất nội dung giảng dạy qua mỗi bài dạy, qua từng chương bằng cách nghiên cứu, phát triển chương trình bộ mơn chung của tổ nhóm hoặc của riêng từng giáo viên ứng với mỗi lớp dạy.

Từ năm học 2014 – 2015, với xu hướng tổ chức hoạt động học sinh thay cho việc giảng dạy theo truyền thống trên thế giới cùng với yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, Ngành giáo dục và đào tạo đã từng bước thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thay thế sinh hoạt chuyên môn truyền thống, nội dung sinh hoạt được tập trung hướng vào việc tổ chức hoạt động học sinh hiệu quả, phát huy tính tích cực và năng lực học sinh trong hoạt động học tập. Như vậy, hiện nay ngoài việc hội giảng theo truyền thống thì nhà trường cịn phải từng bước thực hiện nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cho tổ chuyên môn.

1.3.3.4. Thực hiện quy chế chuyên môn

Căn cứ Thông tư 28; quy chế chuyên môn của nhà trường; kế hoạch chuyên môn và kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn, tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn.

- Tổ chuyên môn phải đảm bảo chế độ họp tổ theo quy định, đảm bảo nội dung họp, nội dung sinh hoạt chun mơn của tổ và có ghi biên bản rõ ràng, đúng quy định. Trong dự giờ kiểm tra, đánh giá giáo viên hoặc thao giảng, hội giảng, người dự giờ phải tiến hành đánh giá giờ dạy theo đúng quy định. Trong giai đoạn hiện nay, tổ chuyên môn cần tập trung vào các nội dung: thảo luận, nghiên cứu và vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và thực hiện hồ sơ chun mơn; thảo luận tìm ra điểm mạnh của các kỹ thuật dạy học tích cực, phối hợp các kỹ thuật vào trong một phương pháp dạy học tích cực cụ thể để tổ chức hoạt động cho học sinh; thảo luận việc áp dụng từng phương pháp dạy học (truyền thống và tích cực) và phương tiện trong từng bài học để phù hợp với nội dung kiến thức.

- Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đảm bảo ngày giờ cơng, thực hiện đủ nội dung chương trình giáo dục, đảm bảo tiến độ của kế hoạch giảng dạy, dự họp hội đồng sư phạm, tổ và nhóm chun mơn theo quy định, đảm bảo 4 tiết dự giờ/ 1 học kỳ. Giáo viên phải có giáo án khi lên lớp; sổ công tác phải đảm bảo các nội dung hội họp, tập huấn, học chính trị và học tập các nghị quyết; sổ dự giờ phải có ghi chép diễn biến tiết dạy, rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy; sổ điểm cá nhân phải đảm bảo được số cột điểm quy định của bộ môn, điểm số phải thể hiện đúng tiến độ của kế hoạch kiểm tra, đánh giá của tổ và cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)