Biện pháp 1: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 85 - 90)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lýhoạt động tổ chuyên môn các trường trung học

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo

giáo viên

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Mục đích của biện pháp là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có đủ phẩm chất đạo đức; bản lĩnh chính trị; năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển nhà trường, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục của nhà trường trong thời gian tới nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung của biện pháp

Chất lượng nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ quản lý của chủ thể quản lý. Nếu chất lượng của đội ngũ quản lý cấp thấp , giáo viên và cơng nhân viên tốt thì khả năng thành công của hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường sẽ cao, trong đó có cơng tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng cần quan tâm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực quản lý và trình độ quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý cần được kiện toàn phù hợp với xu thế phát triển nhà trường. Lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn phải là những người tâm huyết và có trách nhiệm cao, biết hy sinh bản thân; đồng thời phải là người cán bộ quản lý có năng lực tổ chức, chỉ đạo và thơng hiểu các hoạt động chun mơn; có chun mơn vững vàng, có bản lĩnh và dám đổi mới; là những người làm việc có kế hoạch khoa học, xây dựng được chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn trước mắt và lâu dài; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ; kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, rà soát sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lý.

- Đối với đội ngũ giáo viên cần phải được bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn theo hướng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trước hết là của nhà trường sau đó là của xã hội. Đội ngũ giáo viên cần được phát triển bền vững về chất lượng, đảm bảo cơ cấu và hợp lý. Ngoài ra, cần chú ý phát huy thế mạnh kinh nghiệm của giáo viên có thâm niên cơng tác và sự năng động, sáng tạo của giáo viên trẻ nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Qua đó, cần nâng cao năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường, áp dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ quản lý; năng lực nghiệp vụ và trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên trong hoạt động dạy học và tổ chức hoạt động học tập của học sinh.

Tóm lại, cơng tác nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và giáo viên là một việc làm hết sức cấp thiết.

b) Cách tiến hành biện pháp

b1. Quy hoạch, bổ nhiệm và phân công đội ngũ:

* Công tác quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn:

- Công tác quy hoạch tổ trưởng và phó tổ trưởng chun mơn cần tuyển chọn từ những giáo viên có triển vọng, có năng lực chuyên mơn tốt, có uy tín với các thành viên trong nhà trường, thông hiểu các hoạt động của trường, nhất là phải có tiềm năng là một nhà quản lý tốt.

- Khi bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng và phó tổ trưởng chun mơn, Hiệu trưởng cần quan tâm đến các vấn đề:

+ Sự tín nhiệm của các thành viên trong cùng tổ chuyên môn đối với người được bổ nhiệm phải cao.

+ Năng lực chuyên môn của người được bổ nhiệm phải vững vàng, có uy tín đối với các thành viên trong tổ. Có khả năng xây dựng và tổ chức thực

hiện tốt các kế hoạch của tổ chun mơn nhằm thực hiện tốt vai trị một quản lý cấp thấp, giúp việc cho hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ Quản lýtổ chun mơn.

+ Có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, làm tấm gương để các thành viên trong và ngồi tổ chun mơn noi theo, học hỏi.

Để việc bổ nhiệm các chức danh tổ trưởng và phó tổ trưởng chun mơn đạt hiệu quả, hiệu trưởng phải nắm bắt các thông tin liên quan đến ứng viên bằng nhiều nguồn khác nhau, có sự sàn lọc thơng tin, phân tích thơng tin để có quyết định tốt. Hiệu trưởng không được bổ nhiệm căn cứ vào cảm tính của bản thân. Tuy nhiên trong thực tế nhiều trường hợp ứng viên không đáp ứng ngay được đầy đủ các yêu cầu nên tùy tình hình thực tế mà hiệu trưởng cân nhắc khi ra quyết định.

* Công tác phân công giáo viên:

Khi phân cơng giáo viên, căn cứ vào tình hình cụ thể của các tổ chuyên môn về yếu tố con người và số lớp học trong từng năm để thực hiện phân công nhiệm vụ năm học hướng đến việc phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân; Phân công giáo viên của tổ chun mơn hài hịa, cân đối cho từng khối đến từng lớp:

Căn cứ vào điều kiện nhân sự của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chức bàn bạc với tồn thể giáo viên trong phân cơng nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ giáo viên cần lưu ý đến việc phát huy hiệu quả năng lực giảng dạy từng người, tạo điều kiện cho từng cá nhân có cơ hội rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ mang tính kế thừa, khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ nhưng phải đảm bảo quy định của các quy phạm pháp luật nhà nước, đặc biệt về chế độ số tiết đứng lớp theo thông tư số 28/2009/TT- của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 10 năm 2009, đúng quy định về chuẩn nghề nghiệp.

- Đối với giáo viên trẻ có trình độ chun mơn tốt (tốt nghiệp loại khá, giỏi, có bằng thạc sĩ) cần mạnh dạn phân cơng giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo điều kiện nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu, tài liệu chuyên sâu và cử giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp và

phải qua tổ chuyên môn bộ môn kiểm tra đánh giá sau thời gian thử việc. - Đối với giáo viên lớn tuổi thực hiện phân công theo hướng giảm áp lực thực hiện nhiệm vụ, tăng cường phát huy việc hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên trẻ.

- Có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên theo lộ trình từng giai đoạn đảm bảo sự cân đối đào tạo và hoạt động giáo dục của nhà trường; đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo và có kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn trong nhà trường

b2. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên

- Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng quản lý; bồi dưỡng lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo của huyện, tỉnh tổ chức; tham gia đầy đủ, học tập và nghiên cứu nghiêm túc các lớp tập huấn công tác quản lý đổi mới dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức.

- Hiệu trưởng tổ chức các hội nghị quán triệt các văn bản về đổi mới Giáo dụcvà bồi dưỡng cho giáo viên về các nội dung: đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; có kế hoạch tổ chức các Hội thảo về các hoạt động chuyên môn từ cấp trường đến cấp tổ và kết hợp trong việc mời chuyên gia và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi lấy chứng chỉ tiếng Anh cho cán bộ quản lý, giáo viên của toàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đề án ngoại ngữ giai đoạn 2010-2020; có sự chọn lọc giáo viên bản ngữ dạy các tiết rèn luyện kỹ năng nghe – nói cho học sinh, đồng thời có sự chỉ đạo sâu sát việc tăng cường giao tiếp giữa giáo viên các nhà trường với giáo viên bản ngữ; lập kế hoạch đưa tất cả giáo viên tiếng Anh tham gia các lớp bồi dưỡng

lấy các chứng chỉ theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi lấy chứng chỉ tin học ứng dụng cho cán bộ quản lý, giáo viên của tồn trường; tạo lập thói quen sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong công tác hoạt động chuyên môn của đội ngũ nhà trường; khai thác hiệu quả bộ phần mềm giáo dục: Thư viện tài nguyên học liệu khoa học vô tận Twig-World; trang Trường học kết nối; phần mềm học Tiếng Anh tương tác trực tuyến SpeakingPal; phần mềm dạy học, biên soạn giáo án và kiểm tra đánh giá Activlnpire.

- Lập kế hoạch cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngồi nước về giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên dạy các mơn tốn, vật lí, hóa học, sinh học, tin học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức để từng bước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng Anh;

- Củng cố và tăng cường các hình thức, nội dung về hoạt động chuyên môn trên Cổng thông tin điện tử của nhà trường, Trường học kết nối để giáo viên tiến hành dạy, giao nhiệm vụ cho học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh và trao đổi kinh nghiệm giảng.

- Đổi mới về hình thức và nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, tập trung thảo luận về vấn đề nâng cao hiệu quả giảng dạy đi vào chiều sâu chuyên môn theo hướng tập trung phân tích hoạt động của học sinh trong q trình các em nghiên cứu bài học và hạn chế về mặt hành chính sự vụ.

3.2.1.3. Điều kiện tiến hành biện pháp

- Các cấp có thẩm quyền (Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Nam Định) cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ; trao quyền tuyển dụng giáo viên cho hiệu trưởng.

- Hiệu trưởng cần tin tưởng, giao quyền chủ động cho đội ngũ cán bộ quản lý dưới quyền, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho họ phát huy năng lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục.

- Đội ngũ cán bộ quản lý phải là những nhân tố điển hình trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, phải thường xuyên tu dưỡng

đạo đức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ; gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo trong quản lý; đồng thời là một tập thể quản lý đồn kết và có quyết tâm cao trong việc phát triển nhà trường; đặc biệt là đội ngũ tổ trưởng chun mơn phải là người có chun mơn giỏi và có uy tín cao trong hội đồng sư phạm nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên cần nâng cao nhận thức về sứ mạng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới để không ngừng phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ chun mơn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới Giáo dụcvà thực hiện thành công kế hoạch chiến lược của nhà trường.

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chun mơn, chương trình giáo dục của tổ bộ môn và giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)