Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lýhoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 43 - 47)

1.7.1. Yếu tố chủ quan

1.7.1.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng

Người hiệu trưởng đóng vai trị quan trọng trong quản lý, điều hành nhà trường. Hiệu trưởng phải xác định được vị trí hiện tại của nhà trường, trạng thái mong muốn cần đạt được trong tương lai, những điều kiện thuận lợi, những rào cản hiện có và sẽ có khi thực hiện chức năng quản lý của mình.

Hiệu trưởng ngồi khả năng thực hiện tốt các chức năng quản lý thì cịn phải có tầm nhìn chiến lược để định hướng đúng đắn từng bước đi để đạt được mục đích của kế hoạch chiến lược đã đề ra. Hiệu trưởng phải biết khai thác các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để xây dựng và phát triển nhà trường một cách bền vững.

Hiệu trưởng phải biết lắng nghe, nắm bắt, phân tích thơng tin để có được các thơng tin chính xác, chân thực; Phải biết cân đối, điều phối các nguồn lực hài hòa, vận hành trơn tru bộ máy nhà trường; Phải biết ưu điểm và khuyết điểm để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của mỗi cá nhân; Phải biết giao việc đúng người, tạo điều kiện các nguồn lực, khuyến khích, động viên, khích lệ họ phấn đấu học tập, rèn luyện; Phải là điểm tựa tinh thần cho tổ chức, tập hợp tất cả mọi thành viên trong nhà trường cùng hướng về một mục đích chung. Để thực hiện được, hiệu trưởng phải tạo dựng uy tín bản thân từ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đến phẩm chất đạo đức bản

thân. Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc tạo dựng cảnh quan, môi trường trong sạch trong nhà trường; tạo mơi trường văn hóa riêng của nhà trường

Tóm lại, để có được vai trò là một nhà lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng cần phải hội đủ 03 yếu tố “Tâm”, “Tầm” và “Tài” – Tâm phải sáng, phải có tầm nhìn và thực tài; vừa là một nhà quản lý tốt vừa là một thủ lĩnh thật sự.

1.7.1.2. Năng lực chuyên môn, quản lý và điều hành của tổ trưởng

Để thực hiện tốt vai trò một quản lý cấp thấp, tổ trưởng chun mơn nhất thiết phải có được uy tín chun mơn đối với các tổ viên, có kiến thức chuyên môn vững vàng để thảo luận các vấn đề chun mơn trong tổ và có kết luận đúng đắn, khoa học; Có năng lực quản lý tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong từng năm học, được bồi dưỡng về lý luận quản lý giáo dục. Đội ngũ tổ trưởng chun mơn phải có sự thống nhất trong hành động, không để hiện tượng dẫm chân lên nhau khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

1.7.1.3. Tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên

Tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên đóng vai trị quyết định đến chất lượng của mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường. Khi mỗi giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần đồn kết nội bộ tốt thì nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu cũng sẽ thực hiện thành công. Do đó, hiệu trưởng ngồi việc bồi dưỡng chun mơn thì nhất thiết phải quan tâm xây dựng văn hóa trường học, tạo dựng môi trường sư phạm với bầu tâm lý trong lành trong nhà trường; đội ngũ tương trợ tốt với nhau khi gặp khó khăn.

Cùng với tinh thần trách nhiệm, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo giáo viên – lực lượng giáo dục tương tác trực tiếp, thường xuyên với học sinh – quyết định to lớn trong việc thành công hay thất bại của các hoạt động sư phạm trong nhà trường. Khi đội ngũ đảm bảo được đồng thời số lượng và chất lượng, đồng bộ cơ cấu, trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững giúp người hiệu trưởng thuận lợi trong quản lý, nhất là tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, thực hiện đổi mới dạy học trong nhà trường.

1.7.2. Yếu tố khách quan

1.7.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Điều kiện trường sở, thiết bị dạy học và công nghệ thông tin là điều kiện cần thiết để người hiệu trưởng căn cứ xây dựng kế hoạch, là điều kiện đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường công lập được chính quyền đầu tư, hiệu trưởng cần phải xác định thực trạng cơ sở vật chất, lập kế hoạch khai thác, sử dụng; lập quy hoạch hiện trạng, lập quy hoạch phát triển nhằm đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Vị trí địa lý của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý của hiệu trưởng.

1.7.2.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường

Có nhiều yếu tố đến từ bên ngồi nhà trường có sự tác động to lớn đến q trình và kết quả quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động của tổ chun mơn nói riêng.

- Điều kiện văn hóa, truyền thống hiếu học, điều kiện dân sinh của người dân trong địa bàn khu dân cư xung quanh nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo dựng môi trường học tập của học sinh, trực tiếp giáo dục học sinh qua tương tác hàng ngày; hỗ trợ nhà trường trong đầu tư trang thiết bị;

- Sự quan tâm đến giáo dục của chính quyền địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường. Ủy Ban Nhân Dân Huyện và Xã có quan tâm chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất và phối hợp quản lý xã hội với quản lý giáo dục của nhà trường.

- Mức độ quan tâm đến con cháu ngoài giờ học; phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục con em của gia đình, nhất là cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục học sinh. Nếu có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình, cơng tác giáo dục học sinh sẽ đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 1

Các tổ chuyên môn là những bộ phận quan trọng cùng với các tổ chức khác trong nhà trường tạo thành bộ máy nhà trường. Tổ chun mơn có vai trị quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường – nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. Điều lệ trường trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 đã quy định vị trí, vai trị, cơ chế hoạt động tổ chuyên môn; nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng. Đây là cơ sở pháp lý – là một trong những công cụ để người hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn sao cho đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục nước nhà địi hỏi các nhà khoa học cùng ngành giáo dục nghiên cứu các nội dung cấp thiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn xã hội Việt Nam để tiến hành đổi mới từng bước. Trong đó đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường phổ thông là việc làm cấp bách và công tác quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhằm thực hiện yêu cầu của Ngành nhưng cũng là việc cần thực hiện đối với đội ngũ sư phạm trong nhà trường, giúp họ thích nghi dần với các thay đổi của q trình đổi mới toàn diện giáo dục trong thời gian tới.

Như vậy, hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay vừa phải thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn như từ trước, vừa phải thực hiện một số nội dung để đáp ứng yêu cầu cấp bách về đổi mới giáo dục của ngành. Do đó, cơng tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn hiện nay vừa phải thực hiện quản lý các nội dung truyền thống vừa từng bước thực hiện yêu cầu đổi mới về các hoạt động của tổ chuyên môn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HẢI HẬU,

TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)