giai đoạn hiện nay
1.6.1. Đổi mới nội dung giảng dạy
Trong giai đoạn quá độ đổi mới căn bản tồn diện nền giáo dục Việt Nam, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp của ngành giáo dục từng bước tiến hành. Cụ thể, chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Nam Định về việc đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục – đào tạo năm học 2015-2016.
- Việc thực hiện chương trình chủ động, linh hoạt và xây dựng chủ đề dạy học cần đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình theo quy định.
- Tổ bộ môn trường trung học phổ thông khi thực hiện các điều chỉnh chương trình theo hướng chủ động, linh hoạt và xây dựng các chủ đề dạy học cần có kế hoạch chi tiết được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và nộp về sở làm căn cứ để thanh kiểm tra.
- Khi thực hiện chủ động, linh hoạt chương trình và xây dựng các chủ đề dạy học, cần chú trọng việc phát triển năng lực vận dụng thực tiễn của học sinh.
Để tiến tới việc đổi mới nội dung dạy học, ngành giáo dục và đào tạo đang từng bước thay giảng dạy theo chương bài bằng dạy học theo các chuyên đề, dạy học theo chủ đề liên môn, có tăng cường năng lực vận dụng thực tiễn, giảm lý thuyết hàn lâm; từng bước tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong nhà trường.
1.6.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
Tăng cường việc sử dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh như:
- Các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ ; Kỹ thuật khăn trải bàn ; Kỹ thuật mảnh ghép ; Kỹ thuật công đoạn ; kỹ thuật “trình bày một phút”; Kỹ thuật “hỏi và trả lời”; Kỹ thuật “sơ đồ tư duy”; Kỹ thuật “hoàn tất một nhiệm vụ”; Kỹ thuật “viết tích cực”; Kỹ thuật “Đọc hợp tác”.
- Các phương pháp dạy học tích cực như: “dạy học theo trạm”; “dạy học dựa trên vấn đề”; “dạy học theo dự án”; “dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột”.
Việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo điều kiện cho học sinh hoạt động, tương tác lẫn nhau và tương tác với giáo viên, giúp cho kiến thức và kỹ năng các em chiếm lĩnh bền vững. Hiệu trưởng cần quán triệt với đội ngũ rằng: trong thực tế, khơng có bất kỳ kỹ thuật và
phương pháp dạy học nào là toàn năng, có thể thay thế mọi kỹ thuật và phương pháp dạy học khác, mà mỗi kỹ thuật và phương pháp dạy học đểu có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Quan trọng là người giáo viên có biết khai thác tối đa các ưu điểm của các phương pháp đối với mỗi tiết dạy. Hiệu trưởng nhà trường phổ thơng nhất thiết phải qn triệt với tồn thể hội đồng sư phạm nhà trường về hiệu quả việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc phát huy tính tích cực của học sinh ; Chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành tổ chức dạy minh họa để rút kinh nghiệm, tiến tới dạy thí điểm và nhân rộng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian sắp tới.
1.6.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh
Công tác kiểm tra đánh giá hiện nay đã có một số điểm thay đổi theo hướng tích cực so với trước đây:
1/ Đã có sự áp dụng kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm khách quan, phối hợp giữa hình thức kiểm tra tự luận với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
2/ Chú trọng hơn việc kiểm tra đánh giá năng lực so với trước chỉ tập trung vào kiểm tra kiến thức;
3/ Chuyển từ kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc môn học sang kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình dạy học ;
4/ Chuyển từ kiểm tra đánh giá một chiều sang kiểm tra đánh giá đa chiều (có những bài cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau như trong dạy học nghiên cứu bài học);
5/ Chuyển từ việc tách kiểm tra đánh giá khỏi q trình dạy học sang việc tích hợp kiểm tra đánh giá vào quá trình dạy học ;
6/ Chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin sang sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá;
7/ Chú trọng hơn nữa việc kiểm tra đánh giá chú trọng đến sự tiến bộ của người học trong quá trình học.
1.6.4. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
thay cho việc giảng dạy theo truyền thống trên thế giới cùng với yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, Ngành giáo dục và đào tạo đã từng bước thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thay thế sinh hoạt chuyên môn truyền thống, nội dung sinh hoạt được tập trung hướng vào việc tổ chức hoạt động học sinh hiệu quả, phát huy tính tích cực và năng lực học sinh trong hoạt động học tập. Như vậy, hiện nay ngoài việc hội giảng theo truyền thống thì nhà trường cịn phải từng bước thực hiện nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cho tổ chuyên môn.