3.2. Đề xuất biện pháp quản lýhoạt động tổ chuyên môn các trường trung học
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lýcông tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên
3.2.2.1. Mục đích biện pháp
Mục đích của biện pháp này là tạo cho giáo viên thói quen, khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học khoa học, có hiệu quả; tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy học và ngăn chặn các hiện tượng tùy tiện trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đã được nhà trường thống nhất; Bước đầu tạo cho giáo viên biết thực hiện phát triển chương trình giáo dục, tự bồi dưỡng về kiến thức bộ môn, khai thác các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực, khai thác hiệu quả thiết bị dạy học và công nghệ thông tin nhằm dạy học và tổ chức hoạt động học cho học sinh hiệu quả.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung của biện pháp
Biên soạn kế hoạch dạy học dựa trên chương trình khung, nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn tổ chuyên môn và giáo viên cách thức phát triển chương trình mơn học; Trang bị tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn; Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề; Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài để tham khảo, vận dụng.
- Hiệu trưởng triển khai kịp thời và đầy đủ các chương trình, tài liệu chuyên sâu và các chương trình Giáo dụcphổ thơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từng tổ chuyên môn và giáo viên. Trên cơ sở đó; Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch chuyên mơn, phát triển chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy một cách chi tiết cụ thể đến từng tuần trong năm học.
- Hiệu trưởng tổ chức quán triệt cho tổ trưởng, phó tổ trưởng chun mơn và giáo viên về các nội dung xây dựng kế hoạch chuyên môn, phát triển chương trình giáo dục; Chỉ đạo các tổ bộ môn và giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên mơn, phát triển chương trình giáo dục năm học và đồng thời quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy bằng cách đưa ra các biện pháp quản lý, phân công giảng dạy trong từng năm học; yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc với kế hoạch giảng dạy của tổ bộ môn và cá nhân đã tự xây dựng.
- Hiệu trưởng tổ chức dự giờ thăm lớp của giáo viên thường xuyên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên; đồng thời chỉ đạo xây dựng thời khóa biểu một cách hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho việc quản lý giảng dạy của giáo viên tốt hơn.
- Hiệu trưởng gắn các tiêu chí yêu cầu về chun mơn vào tiêu chí thi đua của tiêu chuẩn thi đua của nhà trường, đánh giá giáo viên, đặc biệt ghi nhận việc nỗ lực của cá nhân giáo viên trong việc biên soạn giáo án, tài liệu giảng dạy chuyên đề, bồi dưỡng đội chuyên đạt kết quả.
- Hiệu trưởng tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch giảng dạy hiệu quả đi vào chiều sâu chất lượng; tăng cường việc kiểm tra đánh giá Học sinh, chú trọng việc thí nghiệm thực hành và tổ chức học tăng cường tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nghe nói tiếng Anh của học sinh.
Song song việc chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn và phát triển chương trình giáo dục, Hiệu trưởng tiến hành bồi dưỡng giáo viên các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực; kỹ năng khai
thác các thiết bị phục vụ sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, thiết kế hoạt động cho học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính cực, chủ động của học sinh trong hoạt động nhận thức nhằm trang bị các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng khả năng thực hiện đổi mới dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng phân cơng giáo viên có năng lực, tâm huyết bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng chương trình bồi dưỡng và tham gia các kỳ thi quốc gia.
3.2.2.3. Điều kiện tiến hành biện pháp
- Hiệu trưởng chỉ đạo việc phân công giảng dạy hợp lý và mang tính kế thừa và phát triển ổn định trong từng năm học. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần quản lý tốt các nội dung khác như công tác tổ chức, các nguồn lực phục vụ cho việc dạy học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cần có sự chỉ đạo sâu sát cơng tác chun mơn, có chỉ đạo định hướng các nội dung đổi mới dạy học cho các trường phổ thông trực thuộc từng bước một cách khoa học.
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới dạy học
3.2.3.1. Mục đích biện pháp
Mục đích biện pháp là bước đầu trang bị hành trang cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong thời gian tới; Trang bị đầy đủ cho giáo viên về kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu phát hiện thế mạnh, năng lực, năng khiếu cá nhân học sinh nhằm tổ chức hoạt động cho học sinh trong việc học tập, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh chủ động hoạt động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng để phát huy cao nhất năng lực cá nhân từng học sinh.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp a) Nội dung biện pháp:
a1. Bồi dưỡng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực; tổ chuyên môn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực
phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề, mỗi tổ chun mơn tổ chức dạy thí điểm ít nhất một tiết áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, rút kinh nghiệm;
a2. Bồi dưỡng chuyên môn về khai thác các trang thiết bị hiện đại kết hợp công nghệ thơng tin làm phương tiện hỗ trợ tích cực trong tương tác lẫn nhau trong tổ chức hoạt động cho học sinh;
a3. Hiệu trưởng tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh của tổ chuyên môn và giáo viên
b) Cách tiến hành biện pháp
b1. Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giáo viên các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực như:
- Kỹ thuật động não ; Kỹ thuật suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ ; Kỹ thuật khăn trải bàn ; Kỹ thuật mảnh ghép ; Kỹ thuật “KWL” ; kỹ thuật công đoạn ; kỹ thuật “trình bày một phút”; kỹ thuật “hỏi và trả lời”; kỹ thuật “sơ đồ tư duy”; kỹ thuật “hoàn tất một nhiệm vụ”; kỹ thuật “viết tích cực”; kỹ thuật “Đọc hợp tác”.
- Các phương pháp dạy học tích cực như: “dạy học theo trạm”; “dạy học dựa trên vấn đề”; “dạy học theo dự án”; “dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột”.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề, tổ chức dạy thí điểm từng phương pháp cho tất cả tổ trưởng chuyên môn cùng dự giờ, tiến hành tổ chức cho hội đồng chun mơn thảo luận, phân tích ưu khuyết điểm của từng phương pháp. Các tổ chuyên môn tiến hành thảo luận để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung từng bài học hay từng chủ đề. Sau đó, tổ chun mơn tổ chức dạy thí điểm cho tất cả giáo viên trong tổ cùng dự, cùng phân tích, thảo luận. Hiệu trưởng chỉ đạo trong q trình thảo luận phải phân tích các nội dung về phương pháp, người tổ chức hoạt động và người dự giờ như:
+ Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp học tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
♦ Có tạo điều kiện cho Học sinh phối hợp với nhau trong hoạt động nhóm khơng? Sự phân chia nhóm Học sinh làm việc với nhau có thật sự phát huy hiệu quả của làm việc nhóm chưa hay mỗi học sinh tự hoạt động riêng lẽ, thụ động …
♦ Kết quả học sinh đạt được về kiến thức, kỹ năng ở mức nào, đã đạt được mục tiêu bài học đề ra chưa. Kiến thức học sinh đạt được căn cứ trên kiến thức nền có đúng dự kiến mà giáo viên đề ra không? Kiến thức mới đạt được có thể vận dụng vào trong cuộc sống như thế nào?
+ Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
♦ Các mục tiêu đề ra ban đầu đã phù hợp với thực tiễn năng lực học sinh không?
♦ Cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh của giáo viên có phù hợp nội dung bài học hay khơng? Có phát huy được hết tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh chưa?
+ Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích Học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Ngoài ra, tổ chuyên môn phải lưu ý đến hoạt động và nhất là thái độ của Học sinh diễn ra trong giờ học như
+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả Học sinh trong lớp.
phương pháp dạy học tích cực trong từng học kỳ đối với từng tổ chuyên môn. tổ chuyên môn tổ chức thực hiện sau đó tiến hành phân tích những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện; những ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Hiệu trưởng phân cơng phó hiệu trưởng quản lý việc tổ chức thực hiện yêu cầu của tổ chun mơn. Trong đó phải lưu ý việc tổ chức thực hiện của tổ chun mơn có thật sự nghiêm túc khơng, có đảm bảo đúng kế hoạch không và việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ, đánh giá tính hiệu quả mang lại khi áp dụng đồng thời phải tìm ra những rào cản trong quá trình thực hiện đổi mới.
b2. Hiệu trưởng cân đối ngân sách, đầu tư trang thiết bị hiện đại và các phần mềm hỗ trợ công tác chuẩn bị tiết học; chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chuyên môn về khai thác các trang thiết bị hiện đại kết hợp công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ tích cực trong tương tác lẫn nhau trong tổ chức hoạt động cho học sinh.
- Hiệu trưởng phân công tổ thiết bị tham mưu việc mua sắm thiết bị, hóa cụ, hóa chất … ; quản lý việc khai thác hiệu quả thiết bị, phòng thực hành thí nghiệm, các phịng tin học trong việc tiến hành hoạt động dạy học. Đặc biệt ưu tiên trang bị bảng tương tác cho các phịng nghe nhìn, khai thác tốt nhằm phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
- Xây dựng các nội quy, quy định, quy chế quản lý và sử dụng các phòng thực hành – thí nghiệm, phịng tin học, phịng nghe nhìn. Phân cơng giáo viên trực, quản lý phòng thiết bị, quản lý việc khai thác thiết bị.
- Hiệu trưởng tiến hành mua, trang bị các phần mềm giáo dục có bản quyền, tập huấn thủ thư khai thác phần mềm quản lý sách; tập huấn giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, nhất là các phần mềm ứng dụng của bảng tương tác.
b3. Hiệu trưởng tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra đánh giá Học sinh của tổ chuyên môn và giáo viên
- Hiệu trưởng tổ chức tập huấn nghiệp vụ xác định 4 mức độ kiến thức, kỹ năng của từng mơn học; kỹ năng phân tích ma trận đề cho giáo viên. mỗi tổ chuyên môn tiến hành tổ chức thảo luận xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh xuyên suốt năm học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ nhóm chun mơn cũng như giáo viên căn cứ trên chương trình bộ mơn đã phát triển, căn cứ trên trình độ và khả năng nhận thức của học sinh tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của từng cá nhân người học; Chất lượng của đề kiểm tra được thể hiện qua việc đề kiểm tra có đánh giá một cách khách quan và khoa học về các mức độ nhận thức kiến thức và kỹ năng của người học, phải đảm bảo được chất lượng môn học (thể hiện qua tỷ lệ % về học lực). Kết quả đánh giá trong lớp của giáo viên và kết quả kiểm tra chung do nhà trường tổ chức phải có kết quả tiệm cận nhau thì mới thể hiện được tính khách quan trong kiểm tra đánh giá; Để có được một đề kiểm tra có chất lượng thì việc nghiên cứu ma trận đề để xác định mục tiêu cần đạt, tỷ lệ % về điểm số của từng mức độ nhận thức phải tương ứng với thực trạng học sinh trong mỗi bài kiểm tra. Kiểm tra đánh giá phải theo hướng kích thích, tạo động lực học tập cho học sinh
- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên tiến hành kiểm tra đúng tiến độ chương trình và thống nhất tổ nhóm chun mơn về kiến thức và đủ số đầu điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra tái hiện kiến thức làm trung tâm của đánh giá mà chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục cần phải:
+ Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng (Theo hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp ; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh;
+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và cộng đồng;
+ Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan với đánh giá bằng phương pháp tự luận nhằm phát huy tối đa ưu điểm mỗi hình thức đánh giá;
+ Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện, cơng bằng và trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
Hiệu trưởng cần quan tâm quản lý sinh hoạt chuyên môn về kiểm tra, đánh giá của tổ - nhóm chun mơn và giáo viên theo hướng:
+ Chuyển từ tập trung đánh giá cuối môn học, cuối khóa học sang các hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ sau từng chương, từng phần;
+ Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực người học ; chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều;
+ Chuyển đánh giá như một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang tích hợp kiểm tra đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học.
Để đánh giá chính xác năng lực người học, giáo viên phải tạo cơ hội để họ giải quyết các vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó, người học phải vận dụng kiến thức kỹ năng đã được học, rèn luyện ở nhà trường cũng như kinh nghiệm có được của bản thân để giải quyết. Thông qua kiểm tra, đánh giá năng lực người học, ta đánh giá được kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh.
3.2.3.3. Điều kiện tiến hành biện pháp
- Các nội dung sinh hoạt chun mơn phải cụ thể. Do đó, Sở Giáo dục