Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 105 - 107)

Mỗi biện pháp quản lý có những ưu và nhược điểm nhất định, khi áp dụng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để phát huy hiệu quả trong cơng tác quản lý. Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Biện pháp 1 chú trọng việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có ý nghĩa tiên quyết vì chỉ khi đội ngũ có năng lực tốt thì các biện pháp khác mới triển khai được thuận lợi. Biện pháp 3, 4 và 5 là các biện pháp bổ trợ. Trong đó, biện pháp 3,4 là các biện pháp thực tiễn, cụ thể để hoàn thiện biện pháp 1; Biện pháp 5 là biện pháp tạo động lực để hồn thiện các biện pháp biện pháp cịn lại.

Biện pháp 2 là biện pháp cốt lõi cho hoạt động dạy học, giúp nâng cao chất lượng dạy học. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, phát triển chương trình tốt là cơ sở để tổ và giáo viên thực hiện tốt hoạt động chuyên môn, tạo ra sự biến đổi về chất của hoạt động dạy trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Biện pháp 3 là biện pháp nhằm hiện thực hóa cơng tác đổi mới dạy học trong nhà trường. Giúp hiệu trưởng quản lý chặt chẽ sinh hoạt chuyên môn của tổ về bồi dưỡng, áp dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin phục vụ tốt công tác

dạy học và tổ chức hoạt động học cho Học sinh.

Biện pháp 4 giúp cho việc tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng của nhà trường. Quản lý và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và chất lượng học tập của học sinh. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ, giáo viên và học sinh đạt thành tích cũng góp phần vào sự nỗ lực phấn đấu của mọi thành viên nhà trường; Giúp cho việc kiểm tra đánh giá học sinh của nhà trường chính xác, tạo động lực cho người học và là định hướng cho hoạt động dạy học.

Biện pháp 5, động viên khen thưởng kịp thời, biểu dương đúng người, đúng việc là động lực thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của nhà trường, đồng thời kích thích tính tự giác, tích cực của giáo viên trong hoạt động chuyên môn.

Mối quan hệ giữa 5 biện pháp được mơ hình hóa bằng sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ tổ hợp mối quan hệ giữa 5 biện pháp đề xuất quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4

5 biện pháp quản lý đề xuất có sự tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi biện pháp vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của các biện pháp còn lại. Người hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp trong từng thời điểm ứng với hồn cảnh cụ thể để mục đích quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện hải hậu, tỉnh nam định001 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)