Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.3. Những vấn đề ảnh hưởng chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trong
1.3.3. Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên
Chế độ sử dụng và đãi ngộ đội ngũ giảng viên trong các nhà trường bao gồm rất nhiều vấn đề, như: phân công, sắp xếp chuyên môn giảng dạy phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi giảng viên, tổ chức lao động khoa học cho toàn đội ngũ giảng viên nhằm tạo động lực vật chất- tinh thần để động viên, kích thích lao động, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ của
giảng viên qua thu nhập, đánh giá thành quả lao động giảng dạy, khen thưởng - kỷ luật là những vấn đề rất cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên. Dưới đây là một số vấn đề trọng yếu:
+ Để sử dụng tốt lao động của đội ngũ giảng viên, một trong những vấn đề cơ bản của tổ chức lao động khoa học là những biện pháp kích thích đối với họ. Kích thích qua thu nhập là kích thích bằng lợi ích vật chất quan trọng trong hệ thống các yếu tố kích thích. Kích thích bằng lợi ích vật chất một cách đúng mức đối với lao động giảng dạy trong các nhà trường là một sự cần thiết để đội ngũ giảng viên yên tâm, dành tâm huyết cho nghề nghiệp, giữ gìn và nâng cao tư chất nghề nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường phát triển, đời sống của hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội đều tăng lên.
Điều có thể nhận biết là giảng viên có lương tâm, có tình u nghề nghiệp, tình yêu học trị, ln sống vị tha, hết lịng vì học sinh thân yêu và coi sự trưởng thành của học sinh là sự trả giá xứng đáng nhất, là sự đền đáp, bù đắp có ý nghĩa nhất đối với cơng sức của mình. Thế nhưng sự trả cơng xứng đáng của nhà trường thông qua tiền lương cũng là hết sức cần thiết và phải chăng đó cũng là một biểu hiện vật chất sự tôn vinh của xã hội đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường. Đây là khía cạnh mới trong nhận thức tìm kiếm động lực lao động đối với đội ngũ giảng viên cần phải được thống nhất, quán triệt cùng với việc tìm kiếm cơ chế thích hợp để chuyển nhận thức này vào thực tiễn. Tuy nhiên, cũng không thể chấp nhận ý kiến mang tính thực dụng chạy theo mặt trái của kinh tế thị trường, mặt trái của thương mại hóa.
+ Một vấn đề khơng kém phần quan trọng trong chế sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên là sự quan tâm, đầu tư thích đáng của lãnh đạo các cấp quản lý vào việc nâng cao học hàm, học vị cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý trong nhà trường.
Sự quan tâm của lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan, của Ban lãnh đạo các nhà trường đối với mọi hoạt động của cán bộ, giảng viên nói chung, trong các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng, ln là vấn đề cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc tới kết quả các hoạt động của đội ngũ.
Sự quan tâm đó cần được thể hiện qua việc nhận thức, quan điểm đúng đắn và những định hướng, những triển khai thực tiễn thiết thực đối với nâng cao chất lượng đội ngũ, như: chế độ sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên, các chính sách hỗ trợ tài chính khuyến khích họ học tập, nghiên cứu khoa học..., thực sự là những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường CĐ và ĐH ở nước ta hiện nay.
Ngoài động lực lợi ích vật chất, bầu khơng khí tâm lý trong lao động được tạo bởi những mối quan hệ giữa con người với nhau, phản ánh tâm trạng chủ yếu của tập thể và của mỗi thành viên trong đội ngũ giảng viên như: tâm trạng tốt, người lao động thoải mái, có chất lượng, có sự thơng cảm tin cậy, hiệp tác và tương trợ nhau, có hiệu quả và ngược lại.
+ Việc áp dụng tổ chức khoa học đối với lao động giảng dạy: Như đã biết giảng dạy bất kỳ ở cấp, bậc nào, đều có những đặc điểm giống nhau, đó là một nghề lao động nghiêm túc, khơng được phép có phế phẩm, là nghề lao động trí óc nặng nhọc, là nghề “niềm vui chen lẫn nước mắt”... ý thức được điều đó, bất chấp những khó khăn, trong thực tế có khơng ít giảng viên đã làm việc với lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, bất kể thời gian 8 tiếng vàng ngọc quy định, có thể tiếp diễn từ sáng sớm cho tới đêm khuya và cả vào ngày nghỉ.
Các nhà nghiên cứu về thời gian lao động của giảng viên đã khẳng định rằng: Cán bộ giảng dạy ngày nay bận rộn gấp 1,5 đến 2 lần so với người thầy giáo dưới chế độ cũ. Ngoài việc giảng dạy, đa số cán bộ giảng dạy còn làm các công tác khác như: làm giáo viên chủ nhiệm, quản lý,
nghiên cứu khoa học … Mỗi công việc muốn có chất lượng đều địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức.
Về phương diện xã hội học, vấn đề đặt ra ở đây là: lao động của cán bộ giảng dạy phải được tổ chức như thế nào để họ có thời gian tự do cần thiết để tự học, đọc sách báo, tiếp xúc thực tiễn, nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí khác? Nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy tình hình sử dụng thời gian lao động của cán bộ giảng dạy trong nhiều năm nay, bộc lộ khơng ít những bất hợp lý, nhất là từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. "Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" theo định hướng XHCN, một cơ chế mang lại rất nhiều sự khởi sắc, phát triển lớn lao, đáng khích lệ về phương diện kinh tế, nhưng cũng mang lại nhiều thay đổi về vấn đề xã hội, cả tốt và xấu cần được tính đến.
Trong cuốn "Chuyên đề quản lý trường học số 4" của NXB GD - 1997), có một số kết luận về vấn đề này, như sau:
- Ngày làm việc của cán bộ giảng dạy không những không được rút ngắn lại theo xu hướng chung của thời đại, như đối với hầu hết những người lao động khác mà lại tiếp tục tăng lên, do nhu cầu đào tạo tăng cả về số lượng và chất lượng.
- Tăng công việc, thời gian làm việc lại khơng có sự tăng tương xứng của số thời gian dành cho các công việc chủ yếu
- Số lượng thời gian tự do hiện nay của giáo viên là ít nhất so với các loại lao động trí óc khác.
Các nhà nghiên cứu về lao động giảng dạy đã đề xuất các hướng khắc phục hạn chế trên bằng một loạt các giải pháp như: Thực hiện sự phân công lao động khoa học, theo hướng chuyên sâu và hiệp tác, hiện đại hóa phương tiện dạy học, nghiên cứu, làm như thế sẽ giúp cho các giảng viên có thể thuận lợi trong định hướng phát triển, hoàn thiện của bản thân một cách hiệu quả hơn.
Muốn có một chế độ sử dụng đội ngũ giảng viên một cách khoa học, đúng đắn, các nhà quản lý của các trường cần dựa trên cơ sở những quyết định của Nhà nước về sử dụng lao động giảng dạy, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể để đưa ra những quy định phù hợp trong việc sử dụng đội ngũ giảng viên của mình.
Tuy nhiên, chế độ sử dụng muốn khích lệ tính tích cực đối với giảng viên thì cịn phải xuất phát từ một trong những tiền đề là sự hiểu biết sâu sắc, thực tế về nghề dạy học, chỉ có trên cơ sở đó những biện pháp về sử dụng đội ngũ giảng viên mới trở nên sát thực, có hiệu quả, có tác dụng kích thích tính tích cực của đội ngũ giảng viên.