Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 64)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

2.3. Tình hình quản lý đội ngũ giảng viên của trường

2.3.3. Kiểm tra, đánh giá

Là một trường luôn đặt chất lượng giáo dục - đào tạo lên vị trí hàng đầu,” chất lượng là sự sống còn của nhà trường”, trong những năm qua, nhà trường cũng đã luôn quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá. Nhà trường đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, để kiểm tra, đánh giá chất lượng mọi hoạt động trong trường: quản lý, đào tạo, giảng dạy, thanh tra đào tạo….Đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên, nhà trường cũng đã thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra đánh giá và cuối năm học. Để kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, nhà trường tiến hành điều tra, thăm dò sinh viên với các tiêu chí và mức độ đánh giá như sau :

+ Tiêu chí :

- Phương pháp giảng dạy - Nội dung bài giảng

- Nhiệt tình và có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục - Khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của sinh viên

+ Mức độ đánh giá:

1: Hồn tồn khơng thoả mãn/ Khơng thích 2: Chưa thoả mãn/ Chưa thích

3: Bình thường 4: Thoả mãn / Thích

Ngồi ra, nhà trường cịn thơng qua đề cương, lịch trìnn giảng dạy, bảng theo dõi và quản lý sinh viên ở lớp học … để kiểm tra, đánh giá giảng viên.

Tuy nhiên, các cách đánh giá này chỉ mang tính cảm tính. Trong khi để kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên một cách chính xác khơng thể chỉ dựa vào mỗi hoạt động giảng dạy của giảng viên và nguồn thông tin từ sinh viên, mà còn dựa trên sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nữa. Bởi giảng viên có trách nhiệm chính là tham gia giảng dạy, biên soạn các chương trình và tài liệu đào tạo, hướng dẫn khố luận, tham gia nghiên cứu khoa học và các cơng tác quản lý. Ngồi ra, tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội cũng là trách nhiệm của người giảng viên. Mặt khác, mối quan hệ của người giảng viên trong nhà trường không chỉ với sinh viên, mà cịn với các đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường, các nhà quản lý các cấp, các tổ chức xã hội mà giảng viên tham gia.

Chính vì vậy, nhà trường cần phải xác định lại các tiêu chí, chỉ số, mức độ, nguồn đánh giá… để có thể kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên một cách chính xác và hiệu quả.

2.4. Đánh giá chung đối với việc quản lý đội ngũ giảng viên ở Trƣờng Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh

Thơng qua thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trong thời gian qua có thể rút ra một số điểm sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)