Những yêu cầu đối với giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

1.4.2. Những yêu cầu đối với giảng

Trong lịch sử phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, người GV luôn được tôn vinh là kỹ sư tâm hồn, là người có vai trị quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo. Vì vậy, người GV trước hết phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình được quy định rõ ràng trong Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy khác. Đó là nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học - hai nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu của GV. Ngoài ra, theo quan điểm giáo dục hiện đại, người GV còn tham gia các hoạt động đối với cộng đồng với tư cách là nhà khoa học.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, người GV phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức - chính trị.

* Kiến thức chuyên môn:

Theo từ điển giáo dục học, kiến thức “là những điều hiểu biết có được của con người về thế giới tự nhiên và xã hội nhờ học tập trong trường và từng trải trong thực tế cuộc sống”.

Kiến thức chuyên môn của GV là những điều hiểu biết của GV đó về một hoặc một số môn học mà họ đảm nhận, thông qua học tập trong trường, nghiên cứu sách vở và thực tiễn cuộc sống.

Tuy người GV không phải là nguồn kiến thức độc tôn đối với người học, song nhiệm vụ quan trọng của họ vẫn là cung cấp kiến thức một cách chính xác, có hệ thống, đồng thời giúp người học biết cách tự học,

biết cách nghiên cứu khoa học, tổng kết rút kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với một người GV khi bước lên bục giảng là họ phải có một lượng tri thức tương đối rộng, học sâu một số mơn chun ngành. Bên cạnh đó, GV phải có kiến thức về một số mơn học khác để thực vụ việc hiểu biết sâu hơn những môn chuyên ngành và giải đáp thắc mắc của SV và lựa chọn nội dung phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo.

Đặc thù của giáo dục cao đẳng và đại học là đào tạo ra những người lao động, có trình độ từ cao đẳng trở lên, nắm vững kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy, giáo dục cao đẳng và đại học phải đảm bảo thống nhất giữa dạy lý thuyết và thực hành, gắn tri thức lý luận với thực tiễn sống, làm cho SV trở thành người hiểu sâu, biết rộng, biết nói, biết làm.

Vì vậy, GV khơng chỉ là người có kiến thức chun mơn mang tính lý luận, sách vở sâu rộng mà cịn phải có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Một người giáo viên giỏi phải là người tinh thông lý luận, nhuần nhuyễn thực tiễn, là điểm tựa cho SV.

* Năng lực sư phạm:

Năng lực sư phạm là yếu tố cấu thành cơ bản nên tư chất người GV. Năng lực sư phạm là tổng hợp những đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng nhu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong công việc nắm vững hoạt động ấy.

Năng lực sư phạm thể hiện trước hết ở khả năng truyền thụ kiến thức cho người học. Tuy nhiên, theo lý luận dạy học hiện đại thì “dạy là sự điều khiển tối ưu hố q trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách”. Học là q trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên.

Như vậy, nhiệm vụ của GV khơng chỉ truyền thụ kiến thức mà cịn là người biết gợi mở, hướng dẫn, dạy người học cách tìm kiếm và xử lý thơng tin, từ đó vận dụng chúng.

Theo GS.Nguyễn Đức Chính, năng lực sư phạm có thể được cụ thể hoá bằng các kỹ năng như :

- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và tiến hành dạy học. - Kỹ năng tổ chức, quản lý, tư vấn, giúp đỡ SV ngoài giờ. - Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng lập hồ sơ giảng dạy, hồ sơ học sinh, học liệu.

- Kỹ năng đánh giá (tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp, đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của học sinh).

- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Kỹ năng thích ứng với những thay đổi trong giáo dục cũng như trong cuộc sống.

- Kỹ năng tự học và học tập suốt đời.

* Phẩm chất chính trị, đạo đức:

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống trong sáng là tiêu chuẩn đầu tiên và cơ bản của một GV. Phẩm chất chính trị của nhà giáo được chủ tịch Hồ Chí Mình đánh giá rất cao. Người cho rằng : “…có chun mơn mà khơng có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy thì dạy trẻ con cũng hỏng

Với người GV, có nhận thức chính trị đúng đắn chưa đủ mà cịn có khả năng xử lý các tình huống chính trị và định hướng nhận thức chính trị - xã hội cho SV, là tấm gương đạo đức cho SV noi theo. Đặc biệt trong nền

kinh tế thị trường, người GV cần gìn giữ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)