Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.3. Những vấn đề ảnh hưởng chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trong
1.3.5. Các nhân tố về mục tiêu đào tạo
Lý luận và thực tiễn về giáo dục - đào tạo đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên:
Chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định kết quả mục tiêu đào tạo, ngược lại mục tiêu đào tạo quy định nội dung và chuẩn mực của chất lượng đội ngũ giảng viên.
Chất lượng đội ngũ giảng viên cao hay thấp, sẽ được thể hiện tương ứng qua khả năng thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên, từ đó dẫn đến kết quả thực hiện các mục tiêu đào tạo có hiệu quả hay không? ở chừng mực nào?
Ngược lại, mục tiêu đào tạo cao hay thấp, sẽ đặt ra yêu cầu tương ứng đối với các điều kiện thực hiện, trong đó có điều kiện về chất lượng đội ngũ giảng viên - điều kiện tiên quyết trong thực hiện mục tiêu đào tạo. Cụ thể hơn là mục tiêu đào tạo quy định phải xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng đến mức độ nào?
Cho nên khi bàn về vấn đề giải pháp nâng cao quản lý đội ngũ cần phải gắn với mục tiêu đào tạo mỗi thời kỳ, phải xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu đào tạo mà xác định cho phù hợp.
Toàn bộ các vấn đề trên đây được đặt trong bối cảnh kinh tế chính trị xã hội cụ thể mang tính thách thức rất lớn song cũng đầy cơ hội đó là :
+ Sự bùng nổ dân số, dự báo sẽ làm cho bình quân các nguồn lực (như đất đai, tài nguyên, thu nhập…) giảm xuống nhưng nhu cầu của con người ngày một tăng lên, một mâu thuẫn địi hỏi trí tuệ con người và theo đó sự nghiệp GD&ĐT phải giải quyết; mâu thuẫn này gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý xã hội; làm cho nhu cầu đào tạo ngày một tăng lên.
+ Sự bùng nổ thông tin, làm cho tri thức của loài người trong thế kỷ qua, tính trung bình cứ sau 7 năm tăng gấp đôi. Bước vào thế kỷ XXI
lồi người bước vào nền văn minh thơng tin ( có ý kiến là văn minh trí tuệ, hay văn minh hậu công nghiệp), làm cho mọi hoạt động của từng người, từng đơn vị kinh tế, từng tổ chức xã hội đều trải qua trật tự 3 bước: thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết sách khoa học và nhân bản. Đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục và cũng là sự bùng nổ của giáo dục ở thế kỷ XXI.
* Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đại : - Dưới tác động mang tính bùng nổ khoa học công nghệ mà mục tiêu hướng tới các công nghệ mới như: công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ năng lượng nguyên tử, công nghệ sinh học, công nghệ tốc độ cao. - Sự tiến bộ khoa học vật liệu mới, công nghệ môi trường, công nghệ Nano.., phát triển với– kỹ thuật và công nghệ này đã làm cho:
+ Lượng thông tin tăng theo cấp số nhân.
+ Nhu cầu thông tin của mỗi người, mỗi tổ chức tăng theo cấp số mũ
+ Tốc độ truyền tin tăng lên theo luỹ thừa của luỹ thừa.
+ Các hình thức truyền tin ngày một đa dạng: sách, báo, điện thoại, phát thanh, truyền hình, băng đĩa, Internet…
+ Làm xuất hiện nhiều phương pháp quản lý hiện đại, phương pháp dạy và học hiện đại
+ Mối quan hệ giữa các nước, các khu vực và quốc tế gia tăng nhanh.
* Tồn cầu hóa, một xu thế tất yếu:
+ Tồn cầu hóa làm cho thị trường nguồn nhân lực được đào tạo ngàymột mở rộng, mở ra cơ hội xúc tiến giao lưu lĩnh vực GD&ĐT giữa các nước vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau...Trong bối cảnh tồn cầu
hóa gắn với sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức, chỉ có giáo dục đào tạo mới có thể làm cho gánh nặng dân số thành lợi thế, đó là một mặt.
+ Mặt khác, tồn cầu hóa và hội nhập cũng đặt ra cho sự nghiệp GD & ĐT nước ta những thách thức, khó khăn địi hỏi phải thơng qua đổi mới để vượt qua.
Đổi mới phải sao cho vừa ổn định tương đối, vừa thực hiện những đổi mới cần thiết để phù hợp với thông lệ quốc tế là một thách thức, khó khăn của GD & ĐT trong thập niên trước mắt, khi ta chưa kịp thích nghi, nhất là đối với việc đào tạo Cao đẳng và Đại học.
Chiến lược, chính sách và cơ chế đổi mới phải sao cho vừa đáp ứng nhu cầu học tập của công dân, vừa đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao theo đòi hỏi của CNH, HĐH đất nước và từng bước liên thơng quốc tế về trình độ Cao đẳng và Đại học hiện nay ở nước ta.
1.4. Vị trí, vai trị nhiệm vụ của trƣờng Cao đẳng và những yêu cầu đối với giảng viên, đội ngũ giảng viên