Vấn đề việc làm của nông dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 48 - 59)

1.1.2 .Tình hình việc làm của nông dân trước năm 1997

2.1.1. Vấn đề việc làm của nông dân tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 đến năm

đến năm 2005

- Vấn đề việc làm nói chung

Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trận trọng là người làm việc trong các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể. Trong cơ chế đo nhà nước chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp việc làm cho từng người lao động.

Nhưng trong giai đoạn đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan niệm này đã thay đổi. Điều 13, Chương 2 Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 quy định: “

mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái niệm này được cụ thể hóa thành ba dạng

hoạt động sau:

Làm các cơng việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dang bằng tiền hoặc hiện vật.

Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm: sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp do chính thành viên đó làm chủ tồn bộ hoặc một phần.

Làm các công việc cho gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó bao gồm: sản xuất nơng nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng,

hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.

Theo khái niệm trên hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: một là: hoạt động phải có ích và tạo ta thu nhập cho người lao động và các thành viên khác trong gia đình. Hai là: hoạt động phải đúng luật, không bị pháp luật ngăm cấm.

Giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với người lao động, tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm ni sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần xây dựng quê hương Nhân loại bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực, xu thế quốc tế hố, tồn cầu hố và sự phát triển của công nghệ thông tin. Sự gia nhập của các nước trong các tổ chức quốc tế như: WTO, EU, APTA, ASEAN…càng khiến sự cạnh tranh trở lên khốc liệt trong đó có vấn đề việc làm.

Sau 28 năm đổi mới(1986-2014), Việt Nam đang bước sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ với vị thế và diện mạo mới. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước thốt khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2010 đạt bình quân 7,2%/ năm, giai đoạn 2011- 2013 đạt 5,5% năm. Sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi người lao động phải khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn, cập nhật kiến thức, cập nhật thông tin, đào tạo, bồi dưỡng về văn hoám tri thức, nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ để không bị đào thải.

Hiện nay nguồn lao động nước ta hiện vẫn đông đảo và tăng nhanh một mặt do sự bùng nổ dân số ở các thời kỳ trước điều này làm cho nguồn lao động tiếp tục tăng và tiếp tục trẻ hoá. Số lượng lao động trẻ hàng năm gia tăng không ngừng. Đây là nguồn mạnh cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên điều này đã gây sức ép rất lớn về giải quyết việc làm làm phát sinh mâu thuẫn căng thẳng giữa khả năng tạo việc làm còn hạn chế và nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng tăng.

- Tình hình giải quyết việc làm cho nông dân tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005

Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, có diện tích sản xuất đất nơng nghiệp lớn. Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hải Dương đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ phát triển kinh tế 1997-2000 đạt 9%/năm, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực.

Là một tỉnh phát triển kinh tế năng động của cả nước, tạo được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, Hải Dương trở thành 1 trong 10 tỉnh nhận được số vốn đầu tư nước ngồi lớn nhất cả nước. Tính đến 2002 tồn tỉnh có 17 khu cơng nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt; 204 dự án nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký trên 4 tỷ USD; 684 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 24 ngàn tỷ đồng [69,Tr 235 ].Những thành tựu trên đã thể hiện lợi thế cũng như những cố gắng của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ dẫn tới sự đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất. Sự phát triển của các ngành công nghiệp quy mơ lớn, mũi nhọn có hàm lượng cơng nghệ, kỹ thuật cao chính vì vậy u cầu về lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản càng trở lên cấp thiết.

Cùng với sự phát triển đó các KCN, CCN ngày càng được xây dựng khắp các huyện trong tỉnh đặc biệt những huyện thuận lợi trong lưu thông. Để xây dựng các KCN, CCN đó rất nhiều diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục địch sử dụng đất, diện tích đất nơng nghiệp theo đó mà bị thu hẹp. Vì vậy số lao động ở vùng nông thôn nhất là khu vực bị nhà nước thu hồi đất rất cần được đào tạo nghề, nâng cao chất lượng để đáp ứng thi trường lao động ngày càng tăng cao đồng thời giữ vững sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình CNH-HĐH, lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm dần, còn lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đang tăng lên tuy nhiên số lượng lao động tập trung ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn rất cao. Do q trình CNH-HĐH diện tích đất nơng nghiệp khơng ngừng giảm xuống do sự phát triển của các KCN, CCN và chỉnh trang đô thị, làm cho tư liệu sản xuất của nông dân bị giảm hoặc bị mất điều này gây anh hưởng tới cuộc sống của chính họ và gia đình.

Do vậy lao động ở nông thôn nếu không được học nghề, nâng cao tay nghề chuyển đổi nghề thích hợp sẽ dẫn tới khơng có việc làm hoặc thiếu việc làm nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đặc biệt là của chính bản thân họ. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân là yêu cầu cấp bách quan trọng.

2.1.2.Chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giải quyết việc làm cho nông dân

- Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ( 2006-2010) diễn ra tháng 4 năm 2006 đã đánh dấu giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát 5 năm như sau: “đẩy mạnh CNH- HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [22,tr186] theo đó vấn đề nông nghiệp nông thôn được coi là vấn đề trọng tâm và có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng “hiện nay, và trong nhiều năm tới nữa, vấn đề nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” [22,tr 190-191]

Đại hội cũng chỉ rõ: chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền

kinh tế và CNH, HĐH. Trong đó vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân là một vấn đề lớn của q trình cơng nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành cơng nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì cơng nghiệp hóa là q trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp xây dựng dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thơn chiếm đa số dân cư vì vậy quan tâm tới nơng nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH. Trong những năm tới cần chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học và sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh “để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; tăng vốn đầu tư… song điều quan trọng để đảm bảo tính bền vững cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là phát triển kinh tế nông thôn phải đi đôi với giải quyết việc làm cho nông dân” “đẩy mạnh phát triển công nghệ và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân” [22,tr 192].

Để nâng cao trình độ cho người nông dân, giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp, đại hội đã đề ra giải pháp “ chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và lao động nông thôn, nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cở sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho lao động nơng thơn có việc làm cả trong nơng nghiệp, tiểu thủ nông nghiệp và dịch vụ tại chỗ và ngồi nơng thơn, kể cả ở nước ngồi” [22, tr 195].

Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn đại hội đề ra: “ưu tiên giành vốn đầu tư của nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động, chú trọng đào tạo nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những nơi đất nơng nghiệp bị chuyển đổi do đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu cơng nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình XKLĐ, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động” [22, tr 216].

Như vậy cho đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất đã được đặt ra và được Đảng hết sức quan tâm, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong giải quyết việc làm nói chung giai đoạn 2006-2010 và các giai đoạn tiếp sau.

Thực hiện chủ trương của đại hội để đi vào cuốc sống, hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung Ương khóa X đã họp thảo luận và thông qua ba đề án quan trọng trong đó có đề án : “Nơng nghiệp, nông dân, nông thôn”. Sau khi thảo luận hội nghị đã ra nghị quyết số 26-NQ/TU về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nêu rõ các thành tựu, hạn chế của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam từ đó đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng giải quyết đến năm 2020 khẳng định “Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa… các vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp , nơng thơn là nhiệm vụ hàng đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nơng dân là chủ thể của quá trình phát triển”[22, tr 124]

Vấn đề được hội nghị xác định ưu tiên hàng đầu là “giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình kinh tế, xã hội của cả nước… có kế hoạch cụ thể đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các cùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh XKLĐ từ nông thôn, triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nơng nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu [22, tr 135].

Hội nghị cũng đưa ra các biện pháp tạo việc làm cho nông dân như: - Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nơng thơn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nhiều nguyên liệu và hút nhiều lao động tại chỗ.

- Phải tăng ngân sách đầu tư và việc đào tạo nghề cho con em nông dân để họ chuyển đổi nghề, XKLĐ

- Giao đất cho các hộ gia đình sử dụng lâu dài để họ kinh doanh, phát triển dịch vụ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, hội nghị đã yêu cầu tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương phải lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết trên.

Như vậy, bên cạnh việc bồi thường diện tích đất bị thu hồi cho nơng dân bằng tiền mặt, Đảng và nhà nước cịn đề ra các biện pháp có tính lâu dài và ổn định nhằm tạo thêm nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân như: tăng cường đào tạo nghề, khuyến khích nơng dân đi học nghề có sự hỗ trợ của nhà nước, phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh XKLĐ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng tháng 1/2011 diễn ra vào lúc toàn Đảng toàn dân ta kết thúc thắng lợi 5 năm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại

hội X, 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991-2010 và 25 năm đổi mới.

Đại hội nhấn mạnh “tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm thu nhập; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước” [20,tr 43].Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao chất lượng năng lực của người lao động. bảo đảm quan hẹ lao động hài hồ, cải thiện mơi trường và điều kiện lao đọng. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hố” [23,tr125]

Đại hội cũng nêu lên phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn mới đó là: “trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm đến yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nghiều việc làm, đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)