Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 59 - 68)

1.1.2 .Tình hình việc làm của nông dân trước năm 1997

2.2 Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo đẩy mạnh giải quyết vấn đề việc làm

2.2.1. Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động

-Đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề trong giai đoạn 1997-2005 đã có những thành quả nhất định, chất lượng lao động khu vực nông thôn từng bước được nâng cao, tuy nhiên do tác động của quá trình ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung cầu lao động giữa lao động nông thôn và thành thị. Các doanh nghiệp mới khơng tuyển đủ số lao động có tay nghề cần thiết trong đó lao động phổ thơng lại dư thừa nhất là những nơi chuyển giao đất cho phát triển công nghiệp đồng thời để đảm bảo nguồn lao động kỹ thuật cho CNH, HĐH Đảng bộ tỉnh Hải Dương tiếp tục xây dựng các chương trình đề án, giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là lao đông ở nơng thơn, trong đó cơng tác đào tạo nghề được đặc biệt quan tâm nhằm góp phần làm tốt hơn công tác phân công lao động trong nông thôn.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006 UBND Tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 1577/QĐ-UB về phê duyệt đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân giai đoạn 2006-2010. Theo đó mỗi năm sẽ dạy nghề phù hợp cho 8030 người lao động nông thôn. Mức hỗ trợ kinh phí học nghề là 200.000đ/người đối với nghề may, thêu ren, tin học và các nghề thuộc nhóm nơng nghiệp, 250.000đ/tháng đối với nghề sửa chữa xe máy, điện kỹ thuật, cơ khí. Hình thức hỗ trợ thơng qua cơ sở đào tạo nghề.

Thực hiện nghị quyết 26-NQ-TW ngày 5 tháng 6 năm 2008 của Trung ương Đảng, ngày 28-10-2008 Chính phủ đã ra quyết định số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính Phủ trong đó có nêu “ Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ , giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình là “Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nơng dân đủ trình độ năng lực vào làm việc ở các cơ sở thủ công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nơng dân cịn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý,cán bộ cơ sở”. Để cụ thể hố chương trình tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” gọi tắt là đề án 1956. Trong đó nêu rõ quan điểm của Đảng là đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu CHN- HĐH nông nghiệp nông thôn. Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho lao động nơng thơn. Để thực hiện tốt có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình, Đề án đã nêu ra đồng bộ 5 nhóm giải pháp và 8 nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nơng thôn.

Đồng thời với đề án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 800/QĐ-Ttg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010-2020” trong 11 nhóm nội dung có nội dung “đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn”

Ngay sau khi có quyết đinh 1956/QĐ-Ttg, Hải Dương cũng như các tỉnh khác đồng loạt tổ chức cuộc điều tra, khảo sát dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh, năng lực đào tạo nghề của các trung tâm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương của Đảng và nhà nước, Sở Lao động thương binh và Xã hội đã có đề án“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020” và được UBND Tỉnh Hải Dương phê duyệt. Đề án đã nêu chi tiết thực trạng và dự báo về phát triển kinh tế xã hội, lao động việc làm của Tỉnh Hải Dương và đề ra các mục tiêu cụ thể trong đào tạo dạy nghề cũng như các biện pháp dạy phát triển mạng lưới dạy nghề, trách nhiệm của các đơn vị sở, ban ngành trong thực hiện.

Mục tiêu của đề án là: Giai đoạn 2010-2015 đào tạo nghề cho 64.650 lao động nơng thơn trong đó: dạy nghề cho khoảng 57.500 lao động nông thôn ( 17500 người học nghề nông nghiệp, 40000 học nghề phi nông nghiệp), đặt hàng dạy nghề cho khoảng 15000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nơng thơn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 70% trở lên.

Giai đoạn 2016-2020 đào tạo nghề cho 64850 lao động nơng thơn trong đó dạy nghề cho khoảng 60000 lao động nông thôn( 12500 người học nghề nông nghiệp và 47500 người học nghề phi nông nghiệp) tỷ lệ có việc làm sau học nghề là 80%.

Đối tượng của đề án là: lao động nơng thơn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.

Trình độ dạy nghề: dạy nghề ngắn hạn ( trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.)

Chính sách đối với người học: lao động nông thôn tham gia các lớp học đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề theo mức quy định hiện hành của UBND tỉnh Hải Dương. Riêng đối với đối tượng lao động nông thôn thuộc

diện ưu đãi được hỗ trợ thêm tiền ăn với mức 15.000 đồng/ ngày thực học/ người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa khơng q 200.000 đồng/ người/ khố học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 334.160 triệu đồng trong đó giai đoạn 2011-2015 là 217.210 triệu đồng và giai đoạn 2016-2020 là 116.950 triệu đồng. Kinh phí của đề án được trích từ ngân sách trung ương hỗ trợ 333260 triệu đồng và nguồn huy động xã hội hoá 900 triệu đồng.

Nhằm hỗ trợ hơn nữa cho nông dân trong công tác học nghề UBND tỉnh đã ra quyết định số 1220/QĐ/TU v/v thành lập trung tâm dạy nghề hỗ trợ nông dân tỉnh trên cơ sở đổi tên trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Mục đích hoạt động: dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện của nông dân trên địa bàn Tỉnh, đa dạng hoá ngành nghề đáp ứng với yêu cầu sản xuất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Dạy nghề phải gắn liền với tổ chức hành nghề bằng cách hỗ trợ nông dân, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp nhà nước, tập thể, tư nhân, tổ hợp sản xuất trong và ngoài tỉnh hoặc các tổ chức nước ngoài. Đưa một số lao động đã qua đào tạo dạy nghề vào làm việc, đồng thời nâng cao chất lượng, tổ chức đa dạng hoá việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua tập huấn ngắn hạn, xây dựng mơ hình giúp cho việc chuyển giao công nghệ mới tiên tiến cho nơng dân góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho kinh tế hộ và giải quyết lao động tại chỗ ở nông thôn.

Trung tâm sẽ đào tạo dạy nghề sơ cấp gồm các nghề: trồng trọt, bảo vệ thực vật, thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, may công nghiệp, tin học, thêu ren, sửa chữa máy nông nghiệp, hàn, điện dân dụng.

Đào tạo nghề dưới 3 tháng gồm các nghề: chăn nuôi thú y, trồng trọt - bảo vệ thực vật, thuỷ sản, trồng nấm, bảo quản chế biến nông sản…

Ngồi ra cịn tập huấn cho nông dân về VietGap, HACCP, xây dựng các mơ hình trình diễn chăn ni…

Quyết định 1354/ QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt sự án hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2014-2015 nhằm hỗ trợ hơn nữa cho đối tượng là phụ nữ, con em thương binh, hộ nghèo.

Quyết định số 1692/ QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt bổ sung một số nghề đào tạo cho nơng thơn. Trong đó có bổ sung một số nghề đào tạo cho lao động nơng thơn trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng và mức hỗ trợ cho từng nhóm nghề khác nhau.

Với những chủ trương trên, trong những năm qua hệ thống cơ sở đào tạo nghề phát triển nhanh, đến năm 2010 đã có 58 cơ sở, tăng 30 cơ sở so với năm 2005. hệ thống trường được mở thêm đến 2010 có 04 trường cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề và 3 trung tâm dạy nghề, thực hiện xã hội hố cơng tác dạy nghề thu hút 29 doanh nghiệp tu nhân tham gia dạy nghề, nâng cấp trường công nhân kỹ thuật dạy nghề lên thành trường cao đẳng nghề Hải Dương, thành lập được 1 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện. Với trên 50 ngành nghề đào tạo đủ năng lực dạy nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bản ở cả 3 trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Thành lập mới trung tâm Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Ninh Giang với tổng kinh phí lên đên 20 tỷ đồng, trường Trung cấp nghề Việt Nam-Canada với kinh phí 50 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, từ khi thành lập đến 2014 trung tâm đã mở được 406 lớp cho 13.453 người, thời gian đào tạo từ 2-3 tháng gồm các nghề: may công nghiệp, trồng trọt bảo vệ thực vật, ni trồng thuỷ sản, chăn ni gia súc. Trong đó đào tạo 450 người giao đất cho khu công nghiệp và đô thị, 436 người nghèo, 54 người thuộc gia đình chính sách. Các lớp đào tạo nghề đã góp phần xây dựng đội ngũ nơng dân có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng thành công một số công nghệ vào sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ngoài ra các trung tâm sau khi tập huấn dạy nghề cho các học viên còn phối hợp với các công ty như may Tinh Lợi, Formata, Riway, Đông Tài, SSV…giới thiệu học viên sau khi học vào làm việc ngay tại các doanh nghiệp. Phối hợp với công ty SUPE phốt phát hoá chất Lâm Thao tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón, triển khai hỗ trợ bằng phân bón…

Như vậy giai đoạn 2005-2010, các cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo được hơn 170 nghìn lao động, đạt 164,7% kế hoạch góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 41 %. Các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm được thực hiện thường xuyên tại các trung tâm giới thiệu việc làm. Trung bình mỗi năm tỉnh đã giải quyết tạo việc làm mới cho hơn 3 vạn lao động, trong đó quan trọng là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nông dân giúp họ ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập.

- Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp góp phần vào giải quyết việc làm năng cao thu nhập cho các hộ gia đình tại nơng thơn. Lao động xuất khẩu thường được đào tạo qua các khoá đào tạo nghề ngắn hạn, khi trở về địa phương họ có thể học nghề nâng cao làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoặc có thể sử dụng vốn đó để chuyển đổi nghề mới hoặc phát triển kinh doanh.

Mô hình xuất khẩu lao động kết hợp với chính quyền địa phương đã được triển khai, đã thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ cấp tỉnh tới cơ sở với sự tham gia của các cấp uỷ chính quyền, ban nghành địa phương, đã đưa ra những chính sách hỗ trợ như đào tạo, vay vốn tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho người dân.

Ngày 13/10/2006, Tỉnh uỷ Hải Dương ban hành Chương trình số 13- CTr/TU về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, trong đó ghi rõ “Đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động, tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 41-CT/TW ngày

22/9/1998 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 11/6/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 14/2002/CT-UB ngày 22/6/2002 của UBND tỉnh về công tác xuất khẩu lao động. Chuẩn bị tốt nguồn lực có trình độ chun mơn kỹ thuật và ngoại ngữ, sức khỏe phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Tăng cường khai thác và tìm kiếm thị trường lao động. Huy động và có cơ chế cho người đi xuất khẩu lao động được vay vốn” [75,tr1] .

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kế hoạch số 63-KH/TU ngày 18/01/2005 về việc triển khai nghiên cứu tổng kết các chương trình lớn, trong đó có Chương trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; Kế hoạch số 67- KH/TU ngày 20/10/2008 về việc kiểm tra giữa nhiệm kỳ việc tổ chức triển khai, thực hiện chương trình “Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, trong đó có cơng tác xuất khẩu lao động; Kế hoạch số 84-KH/TU ngày 26/6/2009 về việc triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, trong đó có Chương trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tích cực nghiên cứu, tham mưu cụ thể việc xây dựng hệ thống chính sách về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Tham gia nghiên cứu, đóng góp các ý kiến vào dự thảo Luật về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Đoàn Đại biểu Quốc hội của Tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp các vướng mắc từ cơ sở tham gia vào việc xây dựng Luật về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp. Trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách xuất khẩu lao động tại địa phương, khi gặp khó khăn, vướng mắc, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo UBND tỉnh, các ngành liên quan phối hợp để giải quyết kịp thời.

Sau khi có Luật về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan, cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện Luật. Hàng năm đã tiến hành rà soát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Luật nhằm tìm ra những hạn chế vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện; kiến nghị, đề xuất với cấp trên về những bất cập trong cơ chế, chính sách để sửa đổi theo hướng đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Trong thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, chú trọng công tác chuẩn bị nguồn lực. Thông báo công khai về các thị trường lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)