1.1.2 .Tình hình việc làm của nông dân trước năm 1997
2.2 Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng chỉ đạo đẩy mạnh giải quyết vấn đề việc làm
2.2.2. Phát triển thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển thủ công nghiệp
Hải Dương nằm trong vùng châu thổ Đồng Bằng Sông Hồng là một trong các tỉnh tập trung nhiều làng nghề nhất khu vực Bắc Bộ như: gỗ mỹ nghệ Đông Giao, rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), bánh gai Ninh Giang, gốm sứ Chu Đậu (Nam Sách)…đã tạo ra nhiều việc làm thu hút đông đảo lực lượng lao động góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm số giờ nhàn rỗi. Đồng thời giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc từ các làng nghề.
Theo quyết định số 13/2009/ QĐ-UBND ngày 13/05/2009 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành về việc công nhận làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)tỉnh Hải Dương thay thế quyết định 3789/2003/QĐ- UB ngày 18/9/2003 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn làng nghề CN-TTCN tỉnh Hải Dương.
Các làng nghề có vai trị quan trọng là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế. Nó thúc đẩy sự phân cơng lao động xã hội ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH, thu hút lao động dôi dư từ nơng nghiệp. Đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn. Mặt khác, phát triển làng nghề -TTCN cịn góp phần tạo vốn, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, tạo ra những điều kiện ban đầu về nhân lực, vốn, thị trường cho CNH-HĐH. Và hơn hết phát triển làng nghề -TTCN là sự bảo tồn và phát triển cơng nghiệp cổ truyền trong q trình CNH-HĐH.
Để thực hiện chủ trương của đại hội lần thứ XIV, Tỉnh uỷ đã ra đề án “ Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010” trong đó có nêu nên các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển hơn nữa làng nghề như: ưu tiên khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các hộ TTCN trong các làng nghề khu dân cư tập chật hẹp, bị ô nhiễm môi trường được di dời vào các cụm CN như cơ khí Kẻ Sặt, rượu Phú Lộc, mộc Đồng Giao… sau 2010 di rời hết các cơ sở này vào CCN. Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, đổi mới công nghệ, nâng cấp thiết bị sản xuất, cải tiến mã, sản xuất sản phẩm mới. Hỗ trợ kinh phí hợp lý cho các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề trong việc: chuyển giao công nghệ mới tiên tiến hơn, sạch sẽ hơn; xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp (đăng ký nhẵn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại) ở trong và ngoài nước; xây dựng quảng bá thương hiệu; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000), quản lý môi trường (ISO 1400); thực hiện các tiêu chuẩn xã hội (SA8000), tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (như xi măng lị cứng, lị gạch thủ cơng, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất giấy,..)
Cũng theo đề án đẩy mạnh xã hội hố cơng tác truyền dạy nghề, thực hiện rộng khắp chương trình “mỗi làng một nghề” giúp cho lao động nông thôn “ly nông bất ly hương”. Khôi phục và phát huy các nghề truyền thống đồng thời tích cực du nhập nghề mới, nhân cấy nghề mới vào các làng còn thuần nơng, đa dạng hố ngành nghề ở những làng đã có nghề.
Ngồi quyết định, đề án trên cịn có các quyết định như: quyết định số 13/2009/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 5 năm 2009 của UBND Tỉnh Hải Dương ban hành "Quy định về việc công nhận làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương". Quyết định này thay thế quyết định số 3798/2003/QĐ-UB.
Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2013 về việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với nội dung cơ bản sau:
Mục tiêu phấn đấu đến 2015 tồn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được cơng nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới vào các làng trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2020, tồn tỉnh có từ 100 đến 110 làng nghề TTCN được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN. Định hướng đến năm 2025, tồn tỉnh có từ 130 đến 140 làng nghề hoạt động và được cấp bằng công nhận. 70- 80% số làng, thơn cịn lại đều có nghề TTCN du nhập (mỗi làng một nghề).
Các nhóm ngành nghề ưu tiên phát triển gồm: mộc, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may, giầy dép, cơ khí và sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Về số lao động tham gia trong làng nghề: Mỗi năm thu hút thêm 2.000 đến 3.000 lao động vào sản xuất tại các làng nghề đã được cơng nhận trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn.
Đến năm 2015, có từ 40-45 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh (bao gồm cả lao động tại các làng nghề mới được công
nhận thêm). Đến năm 2020, có trên 60 nghìn lao động tham gia sản xuất và
đến năm 2025, sẽ có trên 80 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh.
Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm; chiếm 40% giá trị sản xuất của khu vực TTCN trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020 và năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng đạt mức 8.000 tỷ và 15.000 tỷ; tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 14%/năm.
Mức độ xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường: đến năm 2020, tất cả các xã đã có làng nghề đều được quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có quỹ đất cho phát triển sản xuất TTCN; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ. Đối với một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm (bún, bánh đa, dệt chiếu, giết mổ
gia súc, gia cầm.v.v.) từng bước di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu vực
dân cư vào CCN hoặc điểm TTCN-LN.
Phương hướng phát triển làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025: Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở kết hợp yếu tố hiện đại và yếu tố truyền thống; gắn với thị
trường tiêu thụ. Định hướng các ngành nghề trong các làng nghề cần duy trì và phát triển.
Trong kỳ quy hoạch, cần phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở đa dạng hoá ngành nghề, để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm của làng nghề TTCN phải lựa chọn quy mơ, hình thức tổ chức sản xuất, công nghệ phù hợp tránh xu hướng tuỳ tiện, tự phát, kém hiệu quả.
Tính đến hết năm 2011, tồn tỉnh đã có 61 làng nghề được UBND tỉnh công nhận như làng nghề gốm Chu Đậu, thêu ren Xuân nẻo, làng nghề rèn mộc Kiêm Tân , làng nghề thêu ren La Xá ( Xã Dân chủ - Tứ Kỳ), làng nghề Mộc Ngô Đồng ( xã Nam Hưng , Nam Sách)… Sự khôi phục và phát triển làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.
Bảng 2.1. Tổng hợp làng nghề tỉnh Hải Dƣơng (tính đến 31/7/2011) STT HUYỆN SÔ LƢỢNG LÀNG NGHỀ 1 Thành phố Hải Dương 2 2 Chí Linh 3 3 Nam Sách 8 4 Kinh Môn 4 5 Kim Thành 2 6 Thanh Hà 2 7 Tứ Kỳ 11 8 Gia Lộc 10 9 Ninh Giang 2 10 Thanh Miện 7 11 Bình Giang 7 12 Cẩm Giàng 3 Tổng 61
Về kinh tế sự phục hổi phát triển của các làng nghề TTCN đã thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động và sự tập trung ruộng đất nơng nghiệp. Càng có nhiều hộ làm TCN thì số ruộng tích tụ vào thuần nơng càng tăng lên, khiến cho việc làm nông nghiệp càng chuyên sâu hơn gắn với kinh tế hàng hoá. Đời sống của cư dân làng nghề cũng được nâng cao hơn. Sự phát triển của làng nghề, dịch vụ làng nghề cùng với sự mở mang điều kiện về cơ sở hạ tầng, điện lưới, thơng tin… đã hình thành các tụ điểm, các cụm cơng nghiệp, thị trấn làng nghề qua đó thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hố nơng thơn tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá dễ dàng xâm nhập.
Về xã hội, hiện tượng rời ruộng mà không rời làng ở các làng xã đã không gây ra sự xáo trộn về mặt dân cư. Sự phát triển của các làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội ở nơng thơn có tác dụng giáo dục định hướng cho trẻ vị thành niên.
Về văn hoá, làng nghề là một dạng kho báu giúp lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Bởi vậy phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những cách duy trì, phát huy những giá trị bản sác của văn hoá dân tộc.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương có nhiều lợi thế, gần hải cảng, gần sân bay, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng, mạng lưới đường bộ đường sắt, đường thuỷ tạo cơ hội cho Hải Dương trở thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của vùng. Nguồn tài nguyên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồng thời các nguồn lực khác cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của nơng nghiệp hàng hố và dịch vụ. Với nguồn lực dồi dào, sức lao động trẻ, lao động có trình độ văn hố, là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật.
Trong những năm gần đây, UBND Tỉnh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, cải thiện chính sách mơi trường đầu tư thơng thống, nhiều chương trình
dự án đã đi vào cuộc sống, thu hút hơn nữa các dự án đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó Tỉnh cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông, hệ thống điện, các khu đô thị tạo cho Tỉnh một diện mạo mới.
Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn là ngành sản xuất chính đóng góp lớn vào nền kinh tế và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.
Từ sau năm 1997 kinh tế nông nghiệp nông thôn ln có bước phát triển khá ổn định thể hiện tiềm năng của một Tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhờ chú trọng biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tổ chức mơ hình kinh tế theo hướng tiên tiến. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn cịn nhỏ lẻ manh mún sản phẩm chưa có năng suất chất lượng tốt chiếm được ưu thế trên thị trường.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá nâng cao hiệu quả và thu nhập trên một diện tích cây trồng, tạo ra các sản phẩm cho nắng suất, chất lượng tính cạnh tranh cao trên thị trường, trong những năm qua, Đảng bộ Tỉnh đã đề ra nhiều chương trình như: chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-2010 với đề án:
Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu của đề án là :chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo hướng vừa nâng cao giá trị sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nơng dân.Tăng tỷ trọng nơng sản hàng hố, tạo ra một số nơng sản hàng hố chủ lực của tỉnh.Tạo điều kiện để chuyển một bộ phận diện tích sản xuất nơng nghiệp cho công nghiệp và các nhu cầu khác.
Đồng thời đề án cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực. Để đạt được các mục tiêu đó đề án cũng đưa ra các giải pháp như: giải pháp về quy hoạch phát triển các loại cây trồng gắn với một số vùng chuyên canh – hình thành rõ hơn một số vùng sản xuất nơng sản hàng hố tập trung. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó chú trọng đến ứng dụng công nghệ sinh học. Giải pháp về tổ chức sản xuất gắn sản xuất với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm trong đó chú trọng xây dựng một số mơ hình ứng dụng cơ giới hố vào sản xuất - chế biến như mơ hình sấy, chế biến, đóng gói hạt ( quy mơ xã hoặc cụm xã), mơ hình cơ giới hố sản xuất mạ khay và khâu cấy : ưu tiên cho các vùng thâm canh cao, thiếu lao động… Giải pháp về tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại và phát triển hệ thống chợ đầu mối để thuận lợi hơn cho tiêu thụ nông sản. Giải pháp về đổi mới và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản xuất.
Ngoài ra cịn có các đề án: phát triển chăn nuôi thuỷ sản theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010, đề án xây dựng quy hoạch phát triển nơng thơn tỉnh Hải Dương. Nhờ có các đề án này cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh cây con có khả năng sản xuất hàng hố và giá trị kinh tế cao như rau quả, thực phẩm, chăn nuôi và thuỷ sản.
Trồng trọt: tiếp tục giảm diện tích trồng lúa tăng diện tích trồng hoa màu đặc biệt chú trọng tăng diện tích trồng rau màu vị xuân hè và hè thu, áp dụng các biện pháp để giải quyết các bất lợi về khí hậu thời tiết. Khai thác lợi thế cây trái vụ cho giá trị kinh tế cao. Xây dựng mơ hình sản xuất với một số cơng thức ln canh có hiệu quả cao, hướng dẫn nơng dân áp dụng, phát động và thúc đẩy phong trào xây dựng cánh đồng 100 triệu/ha. Ổn định diện tích cây vải thiều hiện có, nghiên cứu ứng dụng giống vải thiều có chất lượng tốt , cải tạo các vườn vải thiều chất lượng thấp. Ngồi ra cịn xây dựng vườn ươm và nhân giống để cung cấp cho nông dân một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã được khảo nghiệm như xoài ( Thái Lan, Đài Loan), buởi ( Phúc Diễn, bưởi Diễn).
Chăn nuôi: phấn đấu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, tập trung phát triển chăn ni 3 con chủ lực là lợn, bò và gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng thị trường nội địa và hướng xuất khẩu. Giành quỹ đất để hoạch định theo hướng phát triển trang trại chăn ni, hình thành các khu
chăn nuôi tập trung, đảm bảo an tồn vệ sinh dịch bệnh vệ sinh mơi trường. Chú trọng sản xuất ngô, đậu tương, tạo nguồn thức ăn cơ bản. Xây dựng và củng cố mạng lưới thú y đặc biệt là mạng lưới thú y cơ sở.
Thuỷ sản: xác định đây là hướng ưu tiên trọng điểm trong phát triển nông nghiệp. Cần quy hoạch các vùng trũng và bãi ven đê chuyển thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Lựa chọn một số giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao có tiềm năng thị trường dựa trên lợi thế của từng vùng để hướng dẫn nông dân tập trung phát triển, tạo thành những vùng có số lượng hàng hố lớn như rophi đơn tính, chép lai 3 máu, baba, cá quế…
Để tiếp tục hỗ trợ nông dân trong vấn đề chế biến nông sản thực phẩm nâng cao giá trị hàng hoá trên thị trường, Tỉnh uỷ đã ra đề án : “Phát triển