Kinh nghiệm về chủ trương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 90 - 94)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Kinh nghiệm

3.2.1. Kinh nghiệm về chủ trương

Một là, nhận thức rõ việc làm cho người lao động nói chung và cho người nơng dân nói riêng là yếu tố quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực của địa phương, ổn định kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người nơng dân.

Giải quyết việc làm được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm, nó ảnh hưởng tới sự ổn định của chính trị, tới tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Đối với Hải Dương, là địa phương đang trên đà phát triển thực hiện chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện CNH-HĐH, ĐTH kinh tế phát triển mạnh mẽ, ngày càng thu hút nhiều lao động từ các tỉnh bạn thì vần đề việc làm cho người lao động nói chung và người nơng dân nói riêng trở nên hết sức bức thiết. Giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ làm là tiền đề quan trọng trong sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Với một tỉnh nông nghiệp vẫn là chủ đạo như Hải Dương, vần đề việc làm cho nông dân càng bức thiết hơn khi diện tích đất nơng nghiệp ngày một giảm thay thế bằng các KCN, CCN và đô thị làm cho người nông dân mất đi một

phần hoặc tồn bộ cơng cụ sản xuất của mình. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho nơng dân sẽ góp phần thực hiện chủ trương của Đảng thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Nhận thức rõ vai trò của việc làm đối với người nông dân, Đảng bộ Tỉnh Hải Dương đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề phù hợp… tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn, từ đó nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Hai là: phải căn cứ và tình hình thực tiễn của địa phương trong từng giai đoạn để vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng một cách linh hoạt.

Là một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Hải Dương có nhiều tiềm năng và lợi thế hơn so với các địa phương khác trong thu hút nguồn vồn đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy lưu thơng hàng hố góp phần tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm cho người lao động. Tận dụng những ưu điểm của mình, Đảng bộ Tỉnh Hải Dương đã vận dụng linh hoạt vào công tác giải quyết việc làm.

Trong những năm đầu tái lập tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, lực lượng lao động là nông dân chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số. Cũng như các tỉnh khác trong cả nước vừa trải qua thời kỳ bao cấp kéo dài, nguồn lực lại bị chia đôi do tách tỉnh, nhưng Đảng bộ Tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động như chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp và hiệu quả kinh tế cao, hướng kinh tế nông thôn theo sản xuất hàng hố, khơi phục và phát triển các làng nghề đang dần bị mai một…đặc biệt quan tâm tới đào tạo nghề, chuyển đổi nghề phù hợp cho nơng dân góp phần vào CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn tỉnh Hải Dương.

Đến giai đoạn từ 2006 trở lại đây, cùng với cả nước bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân trở nên bức thiết hơn. Cùng với q trình ĐTH, diện tích đất nơng nghiệp ngày một giảm mạnh, tư liệu sản xuất bị mất, những người còn tư liệu sản xuất còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của nông sản thế giới khi nước ta gia nhập các tổ chức thế giới,điều này đe doạ nghiêm trọng tới việc làm của người nông dân. Đứng trước thực trạng trên, Đảng bộ tỉnh đã có nhiều chủ trương phù như mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong đó ngồi những thị trường truyền thống khai thác các thị trường lao động mới, tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất chất lượng tốt… Đặc biệt Đảng bộ tỉnh có chủ trương hướng vào sản xuất nơng sản sạch theo quy trình cơng nghệ của ViệtGAP đối với một số mặt hàng như vải thiều, tỏi, hành…nhằm hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đặc biệt các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu bước đầu đã đạt được kết quả. Đối với các làng nghề, tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường và xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu lao động không chỉ là những thị trường với các công việc chân tay như giúp việc, làm nông, đánh cá mà đã hướng đến những thị trường cần trình độ tay nghề cao. Do đó trong cơng tác xuất khẩu lao động, đã chú trọng vào nâng cao chất lượng đào tạo công tác dạy nghề nâng cao tay nghề, học tiếng, học văn hoá của nước bản địa. Giúp cho người lao động chủ động hơn trong lựa chọn công việc và nước xuất khẩu đồng thời không bị cạnh tranh về mức lương.

Ba là, cần nâng cao vai trò, sức mạnh của các ban ngành, các tổ chức đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tuyên truyền, vận động giúp đỡ người nông dân tự tìm và tự tạo việc làm. Có chính sách ưu tiêu đối với trường hợp là nông dân nghèo, nông dân bị mất đất.

Trong thời kỳ CNH-HĐH vấn đề việc làm cho nông dân luôn là một trong những vấn đề lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và mỗi địa phương. Đảng chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội do đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị là yêu cầu cần thiết.

Vấn đề giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho nông dân nói riêng ln được đưa ra trong mỗi kỳ đại hội, sau đó nhanh chóng được triển khai đến các cấp, ngành liên quan, được xây dựng thành các chương trình hành động, các đề án giải quyết việc làm với từng đồi tượng, khu vực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý điều hành của UBND Tỉnh cùng sự phối hợp của các phịng ban, tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị- xã hội như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nơng dân, Đồn thanh niên…đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong thực hiện giải quyết việc làm cho người nơng dân.

Các hội đồn thể luôn chú trọng đổi mới công tác vận động tuyên truyền, phát huy truyền thống cần cù chăm chỉ sáng tạo của các tầng lớp nhân dân. Bằng các hoạt động hiệu quả của mình các đoàn thể đã giúp người lao động nhận thức rõ vai trò của lao động, hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm và tạo việc làm cho nhiều người khác. Do đó cơng tác giải quyết việc làm cho nơng dân đã giành được những kết quả nhất định.

Do q trình ĐTH diễn ra nhanh chóng, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, người nông dân bị mất đất, tư liệu sản xuất nên dẫn tới thiếu việc làm hoặc mất, việc làm. Nhằm hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm giúp họ phát triển sản xuất, học nghề hay chuyển đổi nghề nghiệp. Thực hiện hỗ trợ vốn, công nghệ, giống cây trồng mới, khuyến khích nơng dân phát triển vùng chun canh tập trung, xây dựng mơ hình thí điểm trồng rau an toàn… Tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà nơng, nhà khoa học và doanh nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp, tạo việc làm ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo giải quyết việc làm cho nông dân từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)