d. Phương thức hoạt động
2.1. Nền tảng triết lý bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại Trung tâm
Bất kỳ một thiết chế, mơ hình nào tồn tại và phát triển cũng đều dựa trên nền tảng triết lý riêng của nó. Nền tảng triết lý là tơn chỉ, sứ mệnh, kết tinh giá trị của thiết chế, mơ hình trong quá trình hình thành, vận động và phát triển. Nền tảng đó không chỉ là cơ sở lý luận để đánh giá mà còn định hướng hành động của mơ hình.
Nền tảng triết lý của trung tâm bảo trợ xã hội được hình thành và kết tinh qua tơn chỉ mục đích hoạt động, vai trị và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên
Cầu chúng tôi nhận thấy, tơn chỉ mục đích của Trung tâm là “trợ giúp những
đứa trẻ có hồn cảnh mồ cơi cha và mẹ, mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ và những em khơng có ngn ni dưỡng” (nữ, 67 tuổi, Giám đốc Trung tâm). Như
vậy, tơn chỉ mục đích hoạt động của Trung tâm là hỗ trợ, giúp đỡ những em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi có hồn cảnh gia đình hết sức khó khăn, khơng nguồn ni dưỡng và có thể nhận thức như những trẻ em bình thường khác.
Để thực hiện tơn chỉ mục đích bảo vệ trẻ em mồ cơi, Trung tâm thực hiện các chức năng chính: Chức năng chăm sóc, ni dưỡng, chức năng bảo vệ, hỗ trợ và chức năng tái hịa nhập cộng đồng. Trên có sở các chức năng hoạt động, các bộ phận trong Trung tâm thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp các em vượt lên hồn cảnh, số phận để học tập, lao động và hòa nhập cuộc sống khi các em trưởng thành.
Mơ hình bảo trợ xã hội trẻ em mồ cơi dưới hình thức trung tâm ni dưỡng trẻ em mồ côi là nơi trợ giúp các đối tượng trẻ em mồ cơi có hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để các em được sống, học tập, lao động và hòa nhập đầy đủ vào cộng đồng xã hội. Bên cạnh các nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội cịn có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, đảm bảo các nhu cầu của trẻ và tái hòa nhập cộng đồng bền vững.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Trung tâm hoàn toàn phù hợp với lý thuyết cấu trúc - chức năng của T.Parsons, trong đó, các bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được phân cơng đồng thời có sự liên hệ, hỗ trợ giữa các bộ phận với nhau tùy theo mức độ, tính chất nhiệm vụ trong q trình hoạt động.
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu với một em đã sống khá lâu tại Trung tâm, em cho biết: “12 năm sống và học
tập ở đây đã cho em rất nhiều thứ mà em khơng thể có, nhất là tình thương và sự quan tâm, chăm sóc của các mẹ, sự đồn kết của một gia đình lớn” (nữ, 15
tuổi, sống tại Trung tâm được 12 năm). Điều đó cho thấy, tình u thương, sự quan tâm, chăm sóc đã trở thành sợi dây vơ hình liên kết chặt chẽ các thành viên ở mỗi “gia đình” trong Trung tâm, trong đó, nhân viên chăm sóc có vai trị đặc biệt quan trọng. Khơng chỉ là đầu mối liên kết các mối quan hệ (cán bộ quản lý – trẻ em; gia đình – trẻ em; tổ chức xã hội – trẻ em) nhân viên xã hội còn giữ vai trò định hướng và hỗ trợ phát triển cho các em.
Như vậy, tơn chỉ mục đích bảo vệ trẻ em xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển là kim chỉ nam định hướng, chỉ đạo các hoạt động của Trung tâm. Giá trị đó được kết tinh từ tình yêu thương con người, yêu quý trẻ em của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại đây.
Về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên xã hội, qua quan sát, tìm hiểu chúng tôi được biết, các nhân viên trong Trung tâm đã thực hiện khá đầy đủ công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Tất cả nhân viên đều ăn, ở trực tiếp và toàn thời gian tại Trung tâm ngoại trừ những trường hợp đặc biệt về gia đình như hiếu, hỷ và những ngày lễ, tết khi các em về thăm gia đình; các hoạt động của Trung tâm diễn ra hết sức nhịp nhàng, đều đặn; có thái độ tơn trọng, u q, kính mến của các em ở Trung tâm dành cho các bà, mẹ.
Để kiểm chứng thông tin thu được từ quan sát, chúng tôi trao đổi với Giám đốc Trung tâm và nhận được chia sẻ: “Tất cả các cô ở đây đều làm việc
24/24h trong ngày. Thời gian nghỉ của các cô phụ thuộc vào các em tại đây. Vào những ngày lễ, tết, nếu các em về thăm nhà thì các cơ có thể nghỉ ln phiên nhưng vẫn phải đảm bảo các hoạt động của Trung tâm”. Khi chúng tơi
hỏi liệu các cơ có bày tỏ phàn nàn hay chống đối gì khơng, bà Giám đốc cho biết thêm: “Trước khi làm việc tại đây, các cô đã phải cam kết thời gian làm
Tuy nhiên, khi chúng tơi hỏi nhân viên chăm sóc về suy nghĩ, cảm nhận như thế nào về thời gian làm việc quá dài như vậy, nhân viên chăm sóc chia sẻ với thái độ buồn rầu: “Công việc yêu cầu thế biết làm sao được, chỉ có
những người cơ nhỡ như chúng tôi mới chấp nhận vậy thôi” (nữ, 44 tuổi).
Điều đó đặt ra vấn đề băn khoăn phải chăng nhân viên chăm sóc làm việc với thái độ cam chịu hơn là một sự ý thức rõ ràng về công việc và thời gian làm việc tại Trung tâm?
Trên cơ sở lý thuyết vai trị chúng tơi nhận thấy nhân viên trong Trung tâm đã làm tốt vai trị của mình với tinh thần trách nhiệm cao. Đây là cơ sở quan trọng xây dựng tinh thần đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, sự hy sinh cao cả ở các em có hồn cảnh mồ cơi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi đang sinh sống tại Trung tâm. Bên cạnh đó, nó cịn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các em cố gắng vươn lên vượt qua hồn cảnh của chính mình, phát triển và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Điều đó góp phần củng cố triết lý bảo vệ trẻ em của Trung tâm.