Vai trò người biện hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

3.3.4. Vai trò người biện hộ

Trong lĩnh vực luật pháp, biện hộ có nghĩa là bênh vực, bào chữa cho đương sự ở trước tồ án. Trong Cơng tác xã hội, người biện hộ là người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ được hưởng những dịch vụ xã hội, chính sách xã hội, ưu đãi theo pháp luật.

Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội, bên cạnh sự thiếu thốn về tình u thương trong gia đình các em cịn thiệt thòi về cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, chính sách xã hội của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dành cho các em. Nguyên nhân cơ bản là do các em thiếu nguồn thông tin về các dịch vụ, chính sách đó cũng như thiếu người chỉ bảo, hướng dẫn cho các em. Đây là một thực trạng khá phổ biến đang diễn ra trên nhiều địa bàn, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem xét với tư cách là người biện hộ, chúng tôi nhận thấy cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu đã thực hiện khá tốt vai trị người biện hộ. Điều đó thể hiện qua các chỉ báo: 100% các em có chứng

nhận khai sinh, được miễn học phí, được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, được hỗ trợ tham gia các câu lạc bộ thiếu nhi của Quận Hà Đơng. Tuy vậy, ở khía cạnh chăm sóc sức khỏe tinh thần, chúng tơi thấy cần phát huy hơn nữa vai trò người biện hộ quyền trẻ em được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý.

Thách thức đặt ra đối với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm với tư cách người biện hộ phải là những người am hiểu và có năng lực vận dụng luật pháp, chính sách xã hội, các dịch vụ xã hội dành cho trẻ em có hồn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội. Với đội ngũ nhân lực của Trung tâm còn thiếu và yếu hiện nay thì đây là vấn đề khơng dễ giải quyết trong tương lai gần. Điều đó địi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức về luật pháp, chính sách dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, kết hợp với các tổ chức, cá nhân có năng lực, điều kiện cùng tham gia biện hộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 114 - 115)