Vai trò người kết nố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 112 - 114)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

3.3.3. Vai trò người kết nố

Trong điều kiện các chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu đãi chưa thể đảm bảo cho các em có một cuộc sống chất lượng cao, mơi trường sống an tồn lành mạnh, các cơ hội được phát triển thì sự hỗ trợ từ phía các cá nhân, tổ chức, cộng đồng là nhân tố quan trọng phù hợp với xu hướng phát triển và tinh thần nhân văn sâu sắc. Tuy vậy, không phải bất cứ nơi nào, thời điểm nào có nhu

Cán bộ quản lý

Nhân viên chăm sóc

Trẻ em

Biểu 3.3. Mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên và trẻ em

cầu cần hỗ trợ là có thể tìm thấy những nguồn lực tương ứng, nhất là trong bối cảnh lòng tin đang dần mai một bởi một số đối tượng vụ lợi cá nhân. Do đó, cơng tác kết nối nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ em, trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ em hết sức quan trọng và cần thiết.

Vai trò kết nối còn gọi là vai trị mơi giới, vai trị trung gian/bắc cầu là một trong những vai trị điển hình của nhân viên xã hội tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em. Vai trò kết nối thể hiện qua các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, vận động, tạo điểu kiện để các em có thể tiếp cận được với các nguồn lực cần thiết, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ và trung tâm bảo trợ xã hội. Ở chiều ngược lại, công tác kết nối góp phần cung cấp thơng tin thiết yếu cho những tổ chức, cá nhân có điều kiện tìm đến đúng đối tượng trợ giúp.

Nhân viên xã hội tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu đã thực hiện tốt vai trị kết nối góp phần giúp các em tiếp cận các nguồn lực cần thiết. Điều đó thể hiện qua các chỉ báo: Về học tập – có các anh/chị tình nguyện đến từ các trường đại học dạy phụ đạo cho các em các độ tuổi, nhất là những em đang trong giai đoạn thi chuyển cấp học; nhận được một số học bổng từ các doanh nghiệp dành tặng các em có thành tích học tập tốt; nhận được các đồ dùng học tập, sách, truyện vào các dịp khai giảng hoặc ngày Quốc tế Thiếu nhi; Về chăm sóc sức khỏe: có các đồn y bác sĩ đến khám chữa bệnh cho các em tại Trung tâm, hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh vào mùa hè; cấp phát thuốc miễn phí; Về vui chơi, giải trí: được tặng các dụng cụ vui chơi ngoài trời như cầu trượt, bập bênh, đu quay; ưu đãi khi học một số mơn tại Nhà văn hóa thiếu nhi Hà Đơng; Về cơ sở vật chất – nhận được sự hỗ trợ sửa mái nhà, làm lại sân chơi và chiếu che nắng; Về hỗ trợ việc làm: liên hệ với một số cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp để giúp cho các em tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề...

Mặc dù công tác kết nối đã mang lại những nguồn lực rất hữu ích đối với các em và Trung tâm nhưng chủ yếu dựa trên mối quan hệ cá nhân của cán bộ lãnh đạo và sự quan tâm, tìm đến từ phía cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, hầu hết nhân viên tại Trung tâm đều rất dè dặt khi được hỏi về nguồn gốc hỗ trợ cũng như cá nhân, đơn vị hỗ trợ “cái đó

phải hỏi bà, chúng tôi không biết đâu” (nữ, 44 tuổi, nhân viên chăm sóc). Vai

trị kết nối của các nhân viên tại Trung tâm chưa được thể hiện rõ nét mà chỉ nằm ở các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi khi các đoàn thể ghé thăm dưới sự chỉ đạo của cán bộ quản lý. Đây là thách thức đối với các nhân viên trong vai trò kết nối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)