Về sự quan tâm, chia sẻ tình yêu thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 67 - 70)

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nguy cơ bị rối nhiễu tâm lý còn cao hơn rất nhiều so với trẻ em khác do ảnh hưởng từ những biến cố gia đình, bản thân. Các nguy cơ có thể dẫn đến rối nhiễu tâm lý ở trẻ như thay đổi hoàn cảnh sống, sự miệt thị, chê bai từ những người xung quanh, mối liên kết gia đình lỏng lẻo, lây nhiễm các luồng tư tưởng không lành mạnh.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em có hồn cảnh gia đình hết sức thiệt thịi: bố, mẹ mất sớm, ly hôn, bỏ nhà đi không trở về, mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, đang trong thời gian thi hành án lâu năm... Trước khi vào sống tại Trung tâm, các em không những ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, nơi ở tạm bợ mà cịn thiếu thốn tình u thương của các thành viên trong gia đình, sự bảo vệ, che chở trước những biến cố, rủi ro. Hồn cảnh gia đình thiệt thịi ngay từ nhỏ là nguyên nhân khiến cho các em luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về số phận, e ngại tiếp xúc, chia sẻ thậm chí xa lánh mọi người.

Về hoạt động của Trung tâm trước nguy cơ rỗi nhiễu tâm lý ở trẻ do thay đổi môi trường sống, qua trao đổi với cán bộ, nhân viên trong Trung tâm được biết các bà, mẹ đã phân công quan tâm đến từng cử chỉ, hành động của các em, nhất là những em mới đến sinh sống tại đây. Ngoài ra, các mẹ thường xuyên tâm sự, chia sẻ giúp các em vượt qua những suy nghĩ bất mãn, bất cần do tự ti, mặc cảm về hồn cảnh. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn kết hợp, khuyến khích các em đã sống lâu năm tại Trung tâm cùng động viên, hướng dẫn, dìu

dắt các em mới đến nhanh chóng làm quen với mơi trường mới, “gia đình” mới. Điều đó cho thấy, cán bộ, nhân viên trong Trung tâm đã rất chủ động trong việc hỗ trợ các em sớm thích nghi với mơi trường sống mới.

Ðể đảm bảo các em không gặp phải sự chêu trọc, đùa giỡn, miệt thị từ phía bạn bè, Trung tâm thường xuyên trao đổi với cô giáo chủ nhiệm cùng chỉ bảo, uốn nắn các em từng lời ãn tiếng nói, cách cý xử đúng mực và thái độ tôn trọng những người xung quanh. Với mỗi hành vi nói bậy, chửi thề bị phát hiện, Trung tâm đều đưa ra hình thức xử lý thích đáng tùy theo mức độ và số lần tái phạm. Ở mức độ nhẹ, các em phải xin lỗi bà hoặc mẹ và viết bản kiểm điểm nộp lên cho bà. Nếu mức độ vi phạm cao, để lại ảnh hưởng xấu đến Trung tâm và các bạn trong Trung tâm, các em phải viết cam kết không tái phạm, thậm chí bị buộc trở về địa phương. Cho đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp nào tái phạm mức độ nặng tới mức Trung tâm phải trả các em về địa phương.

Trung tâm còn tạo điều kiện cho các em về thăm gia đình ít nhất 02 năm một lần. Một số trường hợp đặc biệt, Trung tâm có thể cho phép về thăm gia đình nhiều hơn 02 lần trong điều kiện gia đình em hoặc em có đề nghị và cam kết đảm bảo an tồn khi di chuyển. Trung tâm sẽ cắt cử cán bộ đưa các em về hoặc gia đình đến Trung tâm đón và trả các em đúng thời hạn. Ngồi ra, các em còn được đi thăm quan các danh lam thắng cảnh vào những dịp lễ, tết hoặc khi các em đạt được thành tích học tập cao, được tham gia các nhóm, câu lạc bộ (văn nghệ, học tập, cầu lơng...). Qua đó, một mặt giúp các em giảm căng thẳng, mặt khác các em có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm với cuộc sống đời thực bên ngoài Trung tâm.

Song song với việc bảo vệ các em khỏi những kỳ thị, chêu trọc ác ý từ bạn bè hoặc những người xung quanh, Trung tâm cịn tích cực phòng ngừa các em trước nguy cơ viêm nhiễm các luồng tư tưởng xấu từ một số nhóm, tổ

chức tơn giáo, tín ngưỡng hoạt động khơng lành mạnh. Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm, hiện tượng một số nhóm tự giới thiệu là những sinh viên tình nguyện xin phép được tặng quà và giao lưu văn nghệ với các em tại Trung tâm nhưng khi tiếp xúc với các em lại lồng ghép các hành vi truyền bá tư tưởng tôn giáo đã từng xảy ra tại Trung tâm. Cách thức mà một số nhóm này thường tiến hành là trong khi giao lưu văn nghệ đã cố ý dạy các em hát những bài hát về tôn giáo, giảng giải về đấng tối cao, hạ thấp hình ảnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh, truyền tay các tài liệu có nội dung liên quan đến tôn giáo, giới thiệu tấm gương điển hình (thường là người tàn tật) được đấng tối cao cứu giúp, chia từng nhóm nhỏ để dễ dàng tiếp cận và truyền bá tư tưởng tôn giáo...

Nhằm đề phòng và xử lý kịp thời những tình huống nhạy cảm như các hoạt động truyền bá tư tưởng tôn giáo, Trung tâm yêu cầu các tổ chức, nhóm hay cá nhân khi đến làm việc phải trình bày trước các nội dung và mục đích của buổi giao lưu, chia sẻ. Đồng thời, người đại diện cho cơ quan, tổ chức đó phải cam kết thực hiện đúng nội dung chương trình đó. Trong những trường hợp mà hoạt động giao lưu, chia sẻ không theo đúng nội dung cam kết, Trung tâm tìm cách khéo léo để nhanh chóng kết thúc buổi giao lưu đó “Chúng tơi

một mặt yêu cầu dừng ngay các hoạt động ngoài dự kiến nội dung chương trình, mặt khác cắt cử cán bộ kèm cặp, theo dõi sát sao và có hành động ngăn cản ngay khi cần thiết” (nữ, 67 tuổi, Giám đốc Trung tâm).

2.2.2. Phịng ngừa nguy cơ bị thương tích, xâm hại

Đánh giá tổng quát 10 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 nhận định, cơng tác phịng ngừa, phát hiện, can thiệp và hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đã đạt được những kết quả tích cực. Mục tiêu bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa không ngừng tăng lên trong giai đoạn vừa qua:

0 20 40 60 80 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 67 - 70)