Vai trò người tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 109 - 112)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

3.3.2. Vai trò người tổ chức, quản lý

Tổ chức, quản lý đời sống sinh hoạt tập thể cho các em tại trung tâm bảo trợ xã hội là một cơng việc hết sức khó khăn địi hỏi nhân viên xã hội tính kiên trì, bền bỉ trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh các điều kiện thiếu thốn từ phía trung tâm bảo trợ cịn có các yếu tố liên quan đến gia đình và bản thân các em. Thứ nhất, nền tảng giáo dục truyền thống gia đình ở các em cũng rất đa dạng. Thứ hai, các em về đây sinh sống từ nhiều địa bàn với những thói quen, nếp sống đặc trưng. Thứ ba, hầu hết các em đều mang nặng tâm lý mặc cảm, tự ti, bất cần.

Đối với cán bộ lãnh đạo, vai trò quản lý, điều phối các hoạt động của Trung tâm được đảm bảo. Các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em diễn ra thường xuyên, đều đặn; chưa từng xảy ra các tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, mất điện, mất nước, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ… nghiêm trọng.

Tuy vậy, vai trị tổ chức, bố trí nhân sự của cán bộ lãnh đạo còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: chưa đảm bảo số lượng cán bộ, nhân viên một cơ sở bảo trợ xã hội trẻ em, chưa có những quy định về tuyển dụng bằng văn bản cụ thể, hình thức tuyển dụng chủ yếu thơng qua giới thiệu từ những người thân quen với cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.

Theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiêu chuẩn nhân sự đối với một cơ sở bảo trợ xã hội trẻ em, nhân sự của Trung tâm còn thiếu các vị trí: nhân viên cơng tác xã hội, nhân viên phục hồi chức năng,

nhân viên y tế, giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề, nhân viên làm cơng tác hành chính. Tìm hiểu về nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi trao đổi với Giám đốc Trung tâm và được biết: “Cũng nhiều lần cán bộ Phòng Lao động

quận Hà Đơng có ý kiến về việc bổ sung nhân viên chăm sóc tại Trung tâm nhưng thực tế Trung tâm chúng tơi khơng có nhiều kinh phí để trả lương. Riêng chỉ đảm bảo đủ kinh phí cho các chế độ hàng ngày của các em cũng rất khó khăn rồi” (nữ, 67 tuổi).

Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm thì khó khăn về tài chính là ngun nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu chúng tơi nhận thấy ngồi ngun nhân về tài chính thì u cầu ăn, ở tại Trung tâm 24/24h cũng là nguyên nhân khiến cho các ứng viên e ngại. Trao đổi với nhân viên chăm sóc tại Trung tâm, chúng tơi được biết: “Chỉ có

những người cơ nhỡ như chúng tơi thì mới ăn, ở đây hàng ngày chứ các bạn trẻ thì ai mà chấp nhận vậy” (nữ, 44 tuổi, nhân viên chăm sóc). Như vậy, phải

chăng chỉ có những người có hồn cảnh “cơ nhỡ” mới “chấp nhận” làm việc tại Trung tâm? Mặt khác, thời điểm mới thành lập, Trung tâm có 07 nhân viên, nhưng do một số nhân viên trẻ lập gia đình và xin nghỉ việc nên hiện tại chỉ cịn có 03 nhân viên. Thực trạng này đặt ra vấn đề liệu có phải do thời gian làm việc quá dài, chiếm hết thời gian dành cho gia đình (chứ khơng phải là hạn chế về mặt tài chính) mới là nguyên nhân chính của việc khó tuyển dụng nhân viên hay không?

Như chúng ta đều biết, người lao động tìm đến làm việc tại Trung tâm là khi họ có nhu cầu cơng việc ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống. Đó cũng là lợi ích của họ được thụ hưởng trên cơ sở đóng góp sức lao động và Trung tâm căn cứ vào mức độ hồn thành cơng việc được giao để chi trả. Mối quan hệ lao động đó có được củng cố và duy trì lâu dài hay khơng phụ thuộc vào mức

hiện ở chỗ cả hai bên cùng thỏa mãn nhu cầu của mình. Với thời gian làm việc 24/24h, cùng mức lương và chế độ đãi ngộ không cao là những lý do chưa thỏa mãn nhu cầu của người lao động tương xứng với thời gian, cơng sức và chi phí cơ hội của họ khi làm việc tại Trung tâm. Bởi thế cho nên, mối quan hệ lao động này sẽ bị phá vỡ vào thời điểm người lao động thỏa mãn lợi ích của mình trong mối quan hệ lao động khác. Để cải thiện tình trạng này, đảm bảo công tác ổn định nhân sự, yêu cầu đặt ra là Trung tâm phải có cơ chế, giải pháp thỏa mãn lợi ích của người lao động.

Đối với nhân viên xã hội, vai trò tổ chức, quản lý thể hiện ở hoạt động tổ chức cuộc sống các em hàng ngày theo nội quy, quy chế của Trung tâm. Ở vai trò này, nhân viên xã hội tại Trung tâm đã làm khá tốt vai trò của mình. Đời sống sinh hoạt, học tập, vui chơi của các em được tổ chức khá nề nếp, khuôn mẫu. Các chế độ sinh hoạt trong ngày được diễn ra theo những khung thời gian nhất định, không xảy ra các hiện tượng xáo trộn thời gian sinh hoạt của các em trừ những trường hợp đặc biệt như bão lụt, ốm đau…

Ngoài ra, các nhân viên ở đây ln cảm thơng, chia sẻ với hồn cảnh và những khó khăn trong cuộc sống của các em “Em mong mình có thể học thật

giỏi để báo đáp công ơn của các mẹ, những người tuy không sinh ra nhưng đã ni dưỡng và dìu dắt em khơn lớn, có được như ngày hơm nay” (nam, 14

tuổi, 6 năm sống ở Trung tâm).

Trên cơ sở lý thuyết cấu trúc - chức năng có thể thấy, các bộ phận trong Trung tâm thực hiện những chức năng riêng của mình trong một cấu trúc tổng thể thống nhất là Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông. Cấu trúc đó bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên chăm sóc và trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, xun suốt là tơn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của mơ hình và vai trị mỗi thành viên trong Trung tâm. Nếu mỗi thành viên không

hồn thành tốt vai trị của mình thì cấu trúc Trung tâm sẽ trở lên lỏng lẻo. Do đó, ở mỗi vị trí (dù là lãnh đạo hay nhân viên) đều phải xác định rõ vai trò đồng thời hực hiện tốt vai trị sẽ góp phần củng cố cấu trúc bền chặt hơn.

Tóm lại, cơng tác nhân sự của Trung tâm hiện chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn theo quy định về một trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em. Mặc dù với sự nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại đây, Trung tâm đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ trẻ em nhưng với đội ngũ nhân lực như vậy Trung tâm rất khó ứng phó tốt trước các biến cố như hỏa hoạn, trộm cướp, HIV/AIDS… đang diễn biến hết sức phức tạp bên ngoài Trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 109 - 112)