NUÔI DƢỠNG TRẺ EM MỒ CÔI HÀ CẦU HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 87)

b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

NUÔI DƢỠNG TRẺ EM MỒ CÔI HÀ CẦU HÀ ĐÔNG

Bảo vệ trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu đã được Nhà nước và toàn dân đặc biệt quan tâm thể hiện qua nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Bên cạnh việc luật hóa các quy định liên quan đến trẻ em, nhiều chính sách, đề án, chương trình hành động được ban hành góp phần củng cố hệ thống pháp lý về bảo vệ trẻ em, đưa hoạt động bảo vệ trẻ em đi vào thực tế cuộc sống. Đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, ngồi các chế độ hỗ trợ, ưu đãi, hàng loạt cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập và đi vào hoạt động trong cả nước góp phần khơng nhỏ vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trong đó có cả các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hồn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi.

Thời gian qua, hoạt động đánh giá công tác bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói riêng đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc hoặc vùng, miền, địa bàn cụ thể. Nội dung của các đánh giá khá đa dạng bao gồm: quyền trẻ em (bao gồm bốn nhóm quyền theo Cơng ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em: Quyền được sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, quyền được phát triển), hiệu quả thực thi chính sách và các chế độ hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh khó khăn; mơi trường bảo vệ trẻ em, các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em… Các đơn vị thực hiện đều dựa trên tiêu chí, chỉ số riêng tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu và đối tượng đánh giá.

Các đánh giá vừa qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phản ánh đa dạng bức tranh thực trạng và hiệu quả hoạt động bảo vệ trẻ em. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện đánh giá trong nước và quốc tế cũng bộc lộ

những thế mạnh và hạn chế nhất định. Các tổ chức quốc tế có lợi thế lớn về nhân lực, tài chính, kỹ thuật và phương pháp đánh giá bài bản, quá trình thực hiện nghiêm túc, khoa học nhưng sự khác biệt về nền tảng nhận thức, văn hóa và ngôn ngữ đã gây trở ngại lớn, làm giảm tính khách quan trong đánh giá. Trong khi đó, một số cơ quan, tổ chức trong nước có lợi thế về sự tương đồng về nền tảng nhận thức, văn hóa và ngơn ngữ nhưng đơi khi đánh giá cịn thiếu tính minh bạch, bài bản, khoa học.

Mặt khác, cho đến nay mới chỉ có một số bộ tiêu chuẩn liên quan đến trẻ em như tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội (quy định tại Thông

tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH) và tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác

xã hội xã, phường, thị trấn (quy định tại Thông tư số 7/2013/TT-BLĐTBXH ) do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành. Đối với bảo vệ trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi nói riêng thì vẫn chưa có bất kỳ một bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất nào. Các đánh giá liên quan đến bảo vệ trẻ em đều căn cứ vào động cơ, mục tiêu, đối tượng của từng đơn vị.

Một vấn đề nữa, thực trạng hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội hiện nay như thế nào, các em có được đáp ứng các nhu cầu cơ bản hay khơng, vai trị của nhân viên xã hội ra sao vẫn chưa có cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá một cách khách quan, khoa học.

Trên cơ sở phát huy những ưu điểm và hạn chế thấp nhất những tồn tại từ một số đánh giá trong nước và quốc tế liên quan đến bảo vệ trẻ em, trên cơ sở tham khảo một số tiêu chuẩn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở bảo trợ xã hội, trước thực trạng hiện nay chưa có bất kỳ bộ tiêu chuẩn chung nào vận dụng cho các nghiên cứu đánh giá về hoạt

động bảo vệ trẻ em có hồn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội, với nền tảng công tác xã hội chuyên nghiệp, chúng tôi thực hiện đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Hà Cầu theo các nội dung sau:

1) Đánh giá nền tảng nhận thức về bảo vệ trẻ em: Trẻ em có là trung tâm của hoạt động bảo vệ hay khơng; các cam kết về mục đích, mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm hướng đến bảo vệ, hỗ trợ và thúc đầy trẻ em phát triển, hòa nhập cộng đồng được thực hiện ra sao; các hoạt động bảo vệ các em sau khi các em rời khỏi Trung tâm.

2) Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em: đảm bảo các điều kiện để trẻ phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần cho các em; đảm bảo chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; môi trường sống được đảm bảo an toàn, thân thiện, lành mạnh; trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ tốt để ứng phó, ứng xử trong cuộc sống.

3) Đánh giá vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động bảo vệ trẻ em: Nhân viên xã hội thực hiện vai trị của mình như thế nào, có được bố trí sắp xếp đúng năng lực chun mơn hay khơng; được ghi nhận vai trị và tạo điều kiện nâng cao năng lực, phát huy vai trò trong các hoạt động bảo vệ trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)