b. Nội dung và hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Kết luận
Việt Nam đang trên con đường đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội từ sau năm 1986 của thế kỷ trước. Đường lối đổi mới đã tạo bước ngoạt thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm, thu nhập, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự thay đổi nhanh chóng, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, một bộ phận dân cư cịn sống trong hồn cảnh khó khăn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em nghèo và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cịn lớn.
Trong điều kiện Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, đời sống kinh tế - xã hội còn thấp nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đóng góp của cộng đồng xã hội, nhiều cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hồn cảnh mồ cơi khơng nơi nương tựa, bị bỏ rơi được thành lập góp phần khơi phục các chức năng xã hội bị giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ phát triển và thúc đẩy hòa nhập vào xã hội cho trẻ em. Bên cạnh đó, những nỗ lực từ phía cộng đồng, tổ chức, cá nhân có điều kiện, năng lực và tâm huyết với hoạt động bảo vệ trẻ em đã phần nào mang lại cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm bớt những thiệt thòi trong cuộc sống.
Q trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em tại trung tâm bảo trợ xã hội cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Trung tâm bảo trợ xã hội đã thực hiện các mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ hướng đến bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em mồ cơi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Trẻ em nơi đây được xem là trung tâm trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Hình thức chăm sóc, bảo vệ tập trung có mặt tích cực nhưng cũng có những mặt hạn chế nhất định. Về mặt tích cực, các em được đảm bảo các điều
kiện sống cơ bản để sinh sống, học tập và phát triển. Tuy nhiên, việc thiếu cơ hội tiếp xúc với đời sống xã hội bên ngoài đã khiến cho các em e ngại, tự ti trong việc giao tiếp, mặc cảm về thân phận và hạn chế các mối quan hệ cá nhân. Mặc dù nhiều trung tâm bảo trợ xã hội đã tổ chức cuộc sống dưới hình thức các “gia đình” song mơ hình này vẫn cịn mang nặng tính chất hành chính hơn là một gia đình thực thụ.
Bên cạnh đó, nguồn tài chính để xây dựng, duy trì và tổ chức hoạt động của trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn hẹp, cơ sở vật chất chật chội, xuống cấp, thiếu thốn trang thiết bị, các chế độ hỗ trợ, ưu đãi còn rất thấp so với mặt bằng chung của đời sống xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bảo vệ trẻ em.
3. Các em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện. Trong mơi trường đó, các em nhận được sự thương yêu, đồng cảm, sẻ chia từ cán bộ, nhân viên tại trung tâm bảo trợ xã hội. Đây là nền tảng cơ bản để các em phát triển toàn diện về thể chất, tâm sinh lý, nhận thức từng bước tái hịa nhập cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên tại trung tâm bảo trợ xã hội trong hoạt động bảo vệ trẻ em.
4. Cán bộ, nhân viên tại trung tâm bảo trợ xã hội có vai trị rất quan trọng trong bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, số cán bộ, nhân viên có trình độ chun mơn, kỹ năng về bảo vệ trẻ em còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm cuộc sống có sẵn của cán bộ, nhân viên. Do vậy, công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa cao và chưa trở thành một hệ thống có quy trình đào tạo, hướng dẫn bài bản, khoa học.
5. Công tác hồi gia và hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại các trung tâm bảo trợ xã hội khi đến tuổi trưởng thành chưa được chú trọng đúng mức. Tính liên kết, phối hợp giữa trung tâm bảo trợ xã hội với gia đình, địa phương, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong
chẽ. Nhiều em hạn chế về nhận thức, năng lực, vốn sống, vận động… đã trở thành những bài toán hết sức nan giải cho các trung tâm bảo trợ xã hội cũng như những cơ quan hữu quan trong cơng tác tái hồ nhập cộng đồng.
Khuyến nghị
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội, nhằm phát huy những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại trong hoạt động bảo vệ trẻ em, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
1. Nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi một cách linh hoạt đối với mỗi loại hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến cơ chế tài chính và chính sách thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, năng lực và tâm huyết với hoạt động bảo vệ trẻ em.
2. Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sơ bảo trợ xã hội để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhân sự đối với cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chuyên sâu dành cho trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ trẻ em hướng đến bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.
5. Thiết lập mạng lưới bảo vệ trẻ em sau khi các em rời khỏi trung tâm bảo trợ, hịa nhập vào xã hơi.
Một số hƣớng nghiên cứu tiếp theo
1. Tệ nạn buôn bán, xâm hại đến trẻ em mồ côi không nơi nương tựa đang trở thành vấn đề xã hội hết sức bức thiết. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc buôn bán, xâm hại đã được các cơ quan an ninh, truyền thông phanh phui khiến cho dư luận hết sức căm phẫn trước các hành vi vơ nhân tính, phi đạo
nghĩa của một số đối tượng ẩn danh nhân viên xã hội. Đây có lẽ chỉ là một số vụ việc nhỏ lẻ bị phát hiện bên cạnh rất nhiều các hoạt động buôn bán, xâm hại trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi khác cịn trong bóng tối. Là vấn đề xã hội nghiêm trọng, vi phạm thô bạo đến quyền con người và quyền trẻ em, do đó cần đến sự quan tâm của tồn xã hội trong đó các nghiên cứu về vấn đề này nên sớm được triển khai. Đề xuất nghiên cứu: Bảo vệ trẻ em mồ côi trước viễn cảnh bị xâm hại, mua bán
2. Hiện tượng xâm nhập vào các trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nhằm tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tôn giáo thiếu lành mạnh gây ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, nhận thức của trẻ em có dấu hiệu ngày càng gia tăng và ngang nhiên hơn là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Trách nhiệm chính và trực tiếp thuộc về các trung tâm bảo trợ xã hội nhưng bên cạnh đó cũng rất cần đến sự quan tâm, trợ giúp của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng chung sức tìm hiểu và đưa ra những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vấn đề này. Đề xuất nghiên cứu: Nâng cao kỹ năng tự bảo vệ tại trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em.
3. Công tác hồi gia, hồi hương bền vững của trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại các cơ sở bảo trợ xã hội đã được quan tâm từ lâu nhưng hiệu quả đến nay vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với cộng đồng xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, việc liên doanh, liên kết giữa các tổ chức trong và ngồi nước về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nên chăng tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học, các cơng trình nghiên cứu đề xuất giải pháp cho vấn đề này? Đề xuất hội thảo: Hồi gia, hồi hương bền vững cho trẻ em mồ côi tại cơ sở bảo trợ xã hội.