Quan điểm cơ bản của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 43 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Lâm

2.1.1. Quan điểm cơ bản của Đảng

Qua hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã khơng ngừng phát

triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước. Nếu như năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD, thì đến năm 2007 sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD. Có được những thành tựu đó, ngun nhân chính là do tồn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực không ngừng trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra vào ngày 18/4/2006 đến ngày 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội nêu lên những định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Về phát triển nông nghiệp, nhận thức rõ nông nghiệp luôn luôn là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đại hội X đã khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nơng thơn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch; phấn đấu tăng giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3 - 3,2%/năm” [37, tr.17].

Đại hội xác đinh, để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, đối với kinh tế nông nghiệp cần phải:

Thứ nhất là, “Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông

thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nơng dân, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao” [37,tr17].

Thứ hai là, đối với lâm nghiệp cần phải thực hiện tốt chương trình

bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện. Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản có cơng nghệ hiện đại [37].

Thứ ba là, đối với ngành thủy sản cần phát triển đồng bộ và có hiệu quả

ni trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu [37].

Thứ tư là, tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công,

khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn. Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công

nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến [37].

Thứ năm là, thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới đảm bảo

cuộc sống cho người nơng dân có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hố, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội [37].

Thứ sáu là: Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn. Chú trọng dạy

nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm trong và ngồi khu vực nơng thơn, kể cả ở nước ngồi. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xố đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào vdân tộc thiểu số [37].

Để tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng một nền nơng nghiệp vững mạnh Cụ thể hóa đường lối Đại hội X, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5/08/2008 “ Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” với các quan điểm:

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là

chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt [38].

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân [38].

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thơn ổn định, hồ thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [26, tr.124-125].

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới. Xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;

xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nơng dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [38].

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) đến năm 2020 là: tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5-4%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn; lao động nơng nghiệp được chuyển dịch cịn khoảng 30% trong tổng lực lượng lao động xã hội.

Về mục tiêu trước mắt từ nay đến năm 2010: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng cịn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nơng thôn; triển khai một bước xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết Trung ương là bước tiến mới trong kế thừa tư duy và đường lối đổi mới thể chế kinh tế mở đầu từ Đại hội VI, Đảng đề ra một hệ thống các quan điểm mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện, cơ bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông dân nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Những quan điểm, đường lối của Đảng về đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH chính là nền tảng để Đảng bộ huyện Lâm Thao

tiếp tục xây dựng đề án mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện địa phương đồng thời góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả nước.

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH là mục tiêu

chiến lược của toàn Đảng toàn dân ta. Dưới ánh sáng của Đại hội X (2006) và Nghị quyết TƯ Đảng lần thứ 7 (khóa X) và các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo, đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống địa phương.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005) nhiệm kỳ 2005- 2010, sau khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đặt ra chỉ tiêu đối với Nông nghiệp là: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân trên 5%/năm; năm 2010, sản lượng lương thực đạt 45 - 46 vạn tấn, độ che phủ rừng 48 - 50%; cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp, xây dựng 45 - 46%, dịch vụ 36 - 37%, nông, lâm nghiệp 18 - 19% [36].

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI cũng đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển Nông nghiệp tỉnh là: “Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông thôn”[ 36, tr.63].

Các giải pháp đưa ra là:

Một là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ưu tiên sản xuất các sản phẩm có lợi thế và có thị trường tiêu thụ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; giải quyết tốt khâu giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; đảm bảo an tồn lương thực. Phát triển giao thơng nội đồng, thủy lợi vùng đồi; đẩy nhanh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất [36].

Hai là, lựa chọn đầu tư có trọng tâm; tiếp tục điều chỉnh và thực hiện có

hiệu quả các chương trình kinh tế nơng nghiệp trọng điểm. Mở rộng và nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Chè, nguyên liệu giấy, cây lấy gỗ, cây ăn quả, chăn ni bị thịt, nuôi trồng thủy sản. Tạo sự liên kết giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ [36].

Ba là, cơ cấu lại diện tích đất nơng nghiệp; hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất hiệu quả thâp sang phát triển ngành nghề, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản. Làm tốt cơng tác phịng chống lụt bão, bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống của nhân dân [36].

Bốn là, Rà soát, đánh giá lại diện tích rừng phịng hộ, đặc dụng, điều

chỉnh cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Phấn đấu trồng 6 vạn ha cây nguyên liệu giấy tập trung đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu [36].

Năm là, đẩy mạnh các loại hình kinh tế tư nhâ, kinh tế tập thể và kinh tế trang trại. Tăng cường đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng để tiếp tục hoàn thiện một bước quan trọng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; nhất là giao thông, thủy lợi, chợ, cụm công nghiệp ở các huyện; đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành nghề dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn [36].

Theo đó HĐND, UBND tỉnh đã có những quy định, quyết định đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn như việc đầu tư kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực: sản xuất giống cây trồng, vật ni, kiên cố hố kênh mương, giao thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường…Những chủ trương và Nghị quyết trên được triển khai, phổ biến và tổ chức chỉ đạo thực

hiện nghiêm túc góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, củng cố quan hệ sản xuất, tạo thêm việc làm, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Ngày 1/11/2007, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về Phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã (HTX) và đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước trong NLN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2010. Trong quá trình triển khai, thực hiện, Nghị quyết đã nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế HTX và đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước trong NLN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Từ kết quả trên cho thấy Nghị quyết số 21 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh phù hợp với thực tiễn, với xu thế chung của sự phát triển, phát huy được lợi thế, tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển sản xuất NLN; quan hệ sản xuất được củng cố, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ của ngành và cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống góp phần đổi mới và phát triển các loại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)