Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 78 - 81)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu mà nơng nghiệp Lâm Thao đạt được cịn có một số hạn chế cần được khắc phục:

Một là, công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KTNN của Đảng bộ cịn hạn chế và bất cập.

Có thể nói, trong q trình lãnh đạo phát triển KTNN, vấn đề quy hoạch luôn phải được quan tâm và đi trước một bước. Quy hoạch đồng nghĩa với việc phát huy được lợi thế của nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN, Đảng bộ huyện vẫn còn thiếu định hướng trong quy hoạch, điều này biểu hiện ở một số cấp ủy chính quyền xã, thị trấn chưa chú trọng chỉ đạo, xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên nên thời vụ thường rất chậm so với yêu cầu chỉ đạo như ở các xã Thạch Sơn, Sơn Vi, Bản Nguyên, Kinh Kệ. Việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch phân vùng sản xuất cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên nên thời vụ thường rất chậm so với yêu cầu chỉ đạo như ở các xã Thạch Sơn, Sơn Vi, Bản Nguyên, Kinh Kệ. Việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch phân vùng sản xuất chưa đạt kết quả như mong muốn, một số xã còn lúng túng trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.

Công tác chỉ đạo các tổ chức sản xuất hàng hóa theo vùng quy hoạch tập trung còn chậm, chưa sâu sát nên chưa tạo được vùng sản phẩm nơng sản cao, có thương hiệu.

Hai là, trong lãnh đạo chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác triệt để, nhiều diện tích có thể sản xuất được vụ đơng cịn bỏ trống.

Điều này thể hiện ở việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cịn chậm, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất còn thấp. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ cơ cấu ngành giảm nhưng chưa đáng kể. Sản phẩm hàng hóa trong nơng nghiệp cịn nhỏ, manh mún chưa có khối lượng lớn, chất lượng chưa cao, các cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được đưa vào sản xuất nhiều, đầu tư thâm canh cịn hạn chế, các mơ hình trang trại sản xuất có hiệu quả kinh tế cao chưa được nhân rộng nhiều; Chưa khai thác được mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, mối liên kết 4 nhà để đẩy mạnh chế biến gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm… Những tồn tại trên đã có tác động khơng nhỏ đến kết quả nâng cao giá trị sản xuất/ 1 đơn vị diện tích gắn với sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa. Nhìn chung, kết quả trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp - nơng thơn ở một số xã cịn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, xuống cấp, chưa được khắc phục như: thủy lợi, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hạ tầng Thủy sản; cơ sở vật chất sản xuất giống cây, con… chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa. Chất lượng một số hoạt động dịch vụ, thương mại cịn hạn chế; cơng tác kiểm tra, quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ mơi trường, quản lý đất đai có lúc, có nơi chưa hợp lý.

Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong việc tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án lớn, trọng điểm của huyện kết quả chưa cao, chưa tạo được những sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, có thương hiệu.

Lâm Thao là huyện có nhiều chương trình, dự án lớn phát triển nơng nghiệp, mặc dù Huyện đã hình thành được các vùng kinh tế sản xuất nơng nghiệp hàng hóa nhưng khối lượng sản phẩm chưa cao, Huyện cịn thiếu sót trong vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và chưa nhân rộng được các mơ hình sản xuất đạt năng suất cao. Nói đến Lâm Thao người ta mới chỉ biết đến một số thương hiệu nông sản thực phẩm sạch như: tương Dục Mỹ - Cao Xá, rau an tồn - xã Tứ Xã. Cịn nhiều sản phẩm nữa chưa xây dựng được thương hiệu. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện chưa có xí nghiệp chế biến quy mơ lớn, việc chế biến nông sản cịn chủ yếu vẫn là chế biến thủ cơng nên chất lượng nông sản hàng hóa chưa cao, cịn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Điều này làm hạn chế rất lớn việc phát triển nhân rộng các sản phẩm chủ lực của huyện.

Nguyên nhân của những hạn chế

Về khách quan: Do thời tiết diễn biến thất thường, khí hậu phức tạp, bất

thường, hạn hán, ngập úng xảy ra trên diện rộng, dịch bệnh trên cây trồng, vật ni diễn biến phức tạp; suy thối kinh tế và sự gia tăng giá vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu đã có lúc làm cho sản xuất bị đình trệ. Diện tích đất canh tác bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng làm ảnh hưởng đến sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp. Dịch bệnh phát sinh làm giảm tổng đàn trong chăn nuôi. Nguồn vốn huy động tăng chậm do phải cắt giảm, điều chỉnh các chương trình, dự án đầu tư xây dựng. Giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi giá đầu ra của nơng sản hàng hóa khơng ổn định, đã hạn chế đầu tư thâm canh mở rộng sản xuất của nông dân.

Về chủ quan: Cơng tác quản lý nhà nước Nhà nước cịn tồn tại nhiều

trong chỉ đạo giữa cấp và ngành có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ KHKT cả ở cấp huyện và cơ sở còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kinh nghiệm thực tế, phương pháp chỉ đạo điều hành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nơng cơ sở cịn trì trệ, trơng chờ, ỷ lại cấp trên. Việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, việc áp dụng khung lịch thời vụ của một số địa phương chưa nghiêm, dẫn đến năng suất thấp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp trong một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội chưa tồn diện. Chính sách thu hút đầu tư chưa nhất quán, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự thơng thống, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn dàn trải, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)