7. Kết cấu của luận văn
2.2. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp
2.2.3. Phát triển thủy sản là kinh tế mũi nhọn
Từ năm 2005 tỉnh Phú Thọ đã đưa sản xuất thủy sản thành chương trình kinh tế nơng lâm nghiệp trọng điểm. Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển như: Hỗ trợ sản xuất về giống, hỗ trợ hạ tầng, hỗ trợ thực hiện các mơ hình khuyến ngư, có chính sách về tín dụng, chính sách cho thuê mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản… Theo đó tỉnh đã huy động vốn xây dựng trại sản xuất giống thuỷ sản cấp I tại khu Đầm Dài huyện Lâm Thao; bố trí nhân lực gồm các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đủ khả năng sản xuất, chuyển giao các loại giống thông thường, cũng như giống đặc chủng. Chuyển nhiệm vụ , chức năng của cơ quan quản lý từ Trung tâm thành Chi cục Thuỷ sản để đảm trách nhiệm vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ kết hợp với quản lý nhà nước trên lĩnh vực thuỷ sản.
Là địa phương không chỉ sản xuất lương thực trọng điểm của tỉnh Phú Thọ, Lâm Thao cịn có rất nhiều tiềm năng phát triển ni trồng thủy sản. Diện tích mặt nước đã đưa vào ni thả cá là 558,2ha, bao gồm các hồ, đập, ruộng chiêm trũng và diện tích đất nơng nghiệp các hộ dân tự nguyện dồn đổi. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2006 đạt trên 1.582 tấn, giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 28 tỷ 332 triệu đồng, phát triển thủy sản được huyện xác định là hướng ưu tiên trong phát triển KT-XH của
huyện giai đoạn 2006 - 2010.
Một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng diện tích ni thủy sản là tập trung chủ yếu vào việc dồn đổi các vùng ruộng chiêm trũng trồng lúa kém hiệu quả sang chuyên nuôi trồng thủy sản hoặc 1 lúa + 1 cá kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa tập trung, tăng hiệu quả sử dụng ruộng đất.
Tuy nhiên, thời gian qua, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện mới chỉ sản xuất mang tính nhỏ lẻ, quảng canh, chưa đi sâu vào thâm canh, chưa áp dụng KHKT vào nuôi trồng. Để giúp người dân nuôi trồng thủy sản phát huy những lợi thế và có những hiểu biết cơ bản về xen ghép các loại cá, mật độ thả, áp dụng đúng tiến bộ kỹ thuật để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, UBND huyện đã xây dựng và tiến hành thành công đề tài: “Mơ hình ni một số lồi cá bản địa trên địa bàn huyện Lâm Thao”. Mơ hình được thực hiện trên diện tích 3ha với 2 hộ tham gia; các giống cá thực hiện nuôi là: Cá trắm đen, cá quả, cá trê ta.
Do được tập huấn kỹ về cách chuẩn bị ao nuôi, thức ăn cho cá, cách phòng và trị bệnh nên số cá nuôi thả sinh trưởng nhanh. Với số cá ban đầu là 434 con, tỷ lệ hao hụt chiếm 34,5%; tổng sản lượng thu hoạch đạt gần 469kg. Với giá bán trên thị trường là 40 ngàn đồng/kg cá trắm đen, đã cho giá trị đạt gần 20 triệu đồng. Sản lượng cá nuôi xen ghép đạt trên 2 tấn, giá trị đạt 24 triệu đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, từ tiền mua cá giống, thức ăn đến chi trả cơng lao động cịn cho lãi trên 18 triệu đồng. Đối với cá quả và cá trê ta, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa lớn gây tràn bờ nên doanh thu bị hạn chế.
Từ việc xây dựng và thực hiện đề tài: “Mơ hình ni cá bản địa ở Lâm Thao, cho thấy, ở cả 2 điểm nuôi đều thu được lợi nhuận tương đối cao. Việc thực hiện và triển khai thành công đề tài này sẽ giúp cho người dân khôi phục lại tập quán nuôi cá truyền thống, tạo ra sản phẩm sạch. Qua đó sẽ xuất hiện
những điển hình chăn nuôi cá bản địa với quy mô lớn, theo hướng trang trại; nâng cao nhận thức, kiến thức của phần lớn người chăn ni, thay đổi trình độ thâm canh, kích cầu đầu tư trong chăn ni cá bản địa; tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng, phục vụ tiêu thụ nội địa, hướng tới xuất khẩu. Đây là mơ hình có tính khả thi cao, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của huyện, rất cần được nhân rộng.
Tiểu kết chương 2
Nhờ có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương,chủ trương phát triển kinh tế Nông nghiệp của Đảng bộ Tỉnh Phú Thọ, trong những năm 2006 - 2010, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ và chính quyền huyện, kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Thao đã phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt mặc dù có những mặt khó khăn nhất định trong sản xuất như diễn biến thất thường của thời tiết, dịch bệnh hại cây trồng , thiếu điện trong sản xuất sinh hoạt xảy ra thường xuyên … và sự tác động bất lợi của tình hình suy thối kinh tế thế giới nhưng sản xuất kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm 2006 - 2010 vẫn tiếp tục được giữ vững, phát triển khá ổn định và đạt được nhiều kết quả.
Các chỉ tiêu về kinh tế đến năm 2010 đều đạt và tăng so với Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 27 đề ra. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất đạt 15,4%/năm (NQHĐND huyện là trên 12%). Trong đó: Giá trị sản xuất nơng, lâm, thủy sản tăng 5,8%/năm (NQDĐND huyện là 5 - 6%); CN –TTCN, xây dựng tăng 21%/ năm (Mục tiêu 20% trở lên); Dịch vụ tăng 18,4% (Mục tiêu trên 13%) . Săn lượng lương thực năm 2010 ước đạt 42,2 ngàn tấn. Giá trị sản phẩm bình quân/ ha canh tác đạt: 60,1 triệu đồng (Mục tiêu 45-50 triệu đồng) [78].
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN- TTCN, xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng NLTS. Sản phẩm cây trồng vật
ni ngày càng đa dạng, hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất tinh thần người dân được cải thiện nâng cao.
Những kết quả trên cho thấy, kinh tế nông nghiệp huyện có sự tăng trưởng cao và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, CN-TCN, dịch vụ phát triển chiếm tỷ trọng cao, góp phần thúc đẩy q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Qua đó khẳng định chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện khi xác định chiến lược mũi nhọn trong phát triển kinh tế là KTNN.