Hình thành các vùng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp

2.2.2. Hình thành các vùng kinh tế

Tính đến năm 2010, trong chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, huyện đã lập quy hoạch vùng sản xuất, xác định 5 vùng sản xuất gồm: Vùng trồng lúa, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng rau màu, vùng trồng cây có hạt và cây trồng khác. Trong đó vùng trồng lúa đã

được áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đưa các giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, điển hình là đã xây dựng thành cơng mơ hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 72 ha với gần 1.000 hộ tham gia ở xã Tứ Xá. Vùng ni trồng thủy sản có trên 20 trang trại lớn nhỏ, trong đó đã vận động dồn điền đổi thửa trên 200 hộ theo quy hoạch, 6 trang trại có diện tích từ 3,5 đến 6 ha/trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ước giá trị đạt 100 triệu đồng/ha/năm. Vùng trồng cây ăn quả với 12 mơ hình được duy trì từ các loại cây như chuối tiêu hồng và các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ ha. Vùng trồng rau màu thực hiện luân canh tăng vụ nhằm phục vụ cho thị trường thành phố Việt Trì cho giá trị kinh tế cao, ước đạt gần 165 triệu đồng/ha [78].

Thực hiện các mục tiêu đề ra, huyện Lâm Thao tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp; khuyến khích tạo điều kiện để nhân dân tự nguyện thực hiện dồn đổi ruộng đất nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; trong đó quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, bố trí trồng lúa chất lượng cao ở tất cả các xã, thị trấn; trồng hoa cây cảnh ở các xã: Cao Xá, Hợp Hải, thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn…; trồng rau an toàn ở các xã: Tứ Xã, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, thị trấn Lâm Thao…; vùng trồng cây ăn quả tại Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Thạch Sơn…; vùng chăn nuôi con đặc sản ở các xã Tứ Xã, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Vi… Phát triển vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung xa khu dân cư, không gây ô nhiễm môi trường, tận dụng tối đa mặt nước để nuôi thủy sản ở các xã: Tứ Xã, Vĩnh Lại, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn… Từ đó tạo dựng một nền nơng nghiệp phát triển, tồn diện, vững chắc, hiệu quả, thân thiện với môi trường là hướng đi tất yếu phù hợp với mục tiêu “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” của huyện.

Trong chủ trương, chính sách phát triển KTNN , Lâm Thao luôn chú trọng đề ra các dự án xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh có giá trị và hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Huyện phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đến năm 2015 là 750 – 800 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 100 – 110 tỷ đồng/ha/ năm... Với những nỗ lực của cán bộ các cấp và nhân dân trong huyện, tương lai không xa Lâm Thao sẽ là huyện có nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh của Tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)