Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 72 - 78)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

Từ năm 1999 - 2010, qua hơn 10 năm tái lập huyện, Đảng bộ huyện Lâm Thao đã lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu, kết quả cao và phát triển khá vững chắc. Tiềm năng đất đai được triển khai có hiệu quả hơn. Thay đổi tập quán canh tác sang xuân muộn, mùa sớm, vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt), tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, nhận thức và tư duy về sản xuất theo hướng hàng hóa đã trở thành hướng đầu tư và thực hiện ở từng tập thể và hộ sản xuất nơng nghiệp. Nhiều mơ hình, trang trại tổng hợp đã hình thành và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn. Có thể đánh giá những ưu điểm trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện qua những điểm sau:

Thứ nhất là, Đảng bộ đã từng bước hoàn thiện chủ trương và chỉ đạo kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Phát huy tiềm năng của vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện từng bước phát triển theo hướng CNH, HĐH. Ngay từ khi mới tái lập huyện, năm 2000, Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ 26, nhiệm kỳ 2000-2005 đã xác định “Phát triển sản xuất NLN theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái”. Đến Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27, nhiệm kỳ 2006-2010 vẫn xác định: “Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản phẩm trên từng đơn vị diện tích” . Qua lãnh đạo, Đảng bộ đã từng bước trưởng thành, chủ trương chính sách của Đảng bộ về KTNN dần hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH.

Tính đến năm 2010, do có chủ trương đúng đắn, sát thực tiễn, sự chỉ đạo quyết liệt và sự đồng thuận của người dân, KTNN của huyện đã có bước phát triển nhanh và vững chắc hơn, phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH.

Cụ thể là, ngành trồng trọt tuy giảm về diện tích nhưng vẫn là ngành sản xuất chính và đều tăng về sản lượng và chất lượng. Nhờ tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là đưa các giống mới vào sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, đã dẫn tới tăng năng suất và sản lượng. Điều này cho thấy, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn là một bước tiến quan trọng đối với kinh tế huyện.

Đến năm 2010, gần 90% diện tích đất được trồng bằng các giống lúa cải tiến. Giống mới, kỹ thuật mới đã giúp cho năng suất, chất lượng lúa gạo ngày càng tăng cao. Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) có tỉ trọng: “Nơng - lâm - thuỷ sản chiếm 33,77%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,26% và dịch vụ chiếm 26,97%, gía trị sản xuất trên 1 ha gieo trồng: 70,3 triệu đồng" [78, tr.2].

Về chăn nuôi: Trong hơn 10 năm sau khi tái lập Huyện, chăn ni đã có bước phát triển nhanh chóng và chuyển dịch theo hướng sử dụng lợi thế và tiềm năng của các vùng trong huyện. Ngành chăn nuôi được đẩy mạnh theo hướng chăn nuôi công nghiệp với hàng trăm hộ nông dân nuôi gia cầm, ni lợn lái, bị nhập ngoại... với quy mô 100 con trở lên. Ngành chăn nuôi được từng bước xây dựng thành ngành kinh tế hàng hóa quan trọng trong nơng nghiệp nhằm cung cấp thịt, trứng cho thị trường trên địa bàn huyện, trong và ngoài tỉnh cũng như hướng tới xuất khẩu để tăng thêm giá trị của nông nghiệp.

Về thủy sản: Lâm Thao không chỉ được biết đến là vựa lúa của tỉnh Phú Thọ mà c n nằm trong vùng phát triển thuỷ sản của tỉnh, hàng năm cung cấp cho thị trường lượng thủy sản khá lớn. Diện tích ni trồng thuỷ sản ở Lâm Thao không nhiều nhưng do được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ ứng

dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, nuôi theo hướng thâm canh cao, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên nuôi trồng thuỷ sản ở Lâm Thao ngày càng mang lại hiệu quả cao. Trên địa bàn Huyện đã hình thành vùng ni thủy sản tập trung quy mô lớn, các cơ sở sản xuất giống đã cung cấp những giống con có chất lượng tốt như tơm càng xanh, cá rơ phi đơn tính... đáp ứng nhu cầu con giống.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình qn sản xuất nơng nghiệp đạt: 5,8% năm. Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá cố định 94) ước đạt 825.356 triệu đồng, trong đó nơng, lâm, thủy sản: 229.858 triệu đồng, CN-TTCN-XD là: 256.523 triệu đồng; Dịch vụ đạt: 338.975 triệu đồng [78].

Trên toàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho hiệu quả kinh tế cao đó là: Vùng sản xuất lúa giống (ở Vĩnh Lại); sản xuất ngô giống (ở Kinh Kệ); chăn nuôi rắn (ở Tứ Xã); vùng sản xuất cung ứng rau an toàn ở các xã Tứ Xã, Bản Nguyên, Cao Xá, trồng hoa ở Hợp Hải…

Thứ hai là, lãnh đạo thực hiện thành cơng chính sách khuyến nơng góp

phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện đồng bằng.

Là huyện có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp, do vậy hoạt động khuyến nông của huyện Lâm Thao ln được các cấp chính quyền huyện quan tâm đầu tư. Đảng bộ huyện đã có một số nghị quyết chuyên đề để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mơ hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Các cấp chính quyền huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân như thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Huyện đã đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

Nhờ có chủ trương và sự chỉ đạo sát sao, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp khuyến nông được tăng cường. Từ năm 2004, một số chính

sách của tỉnh Phú Thọ, và của huyện Lâm Thao về hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp, nông thơn, nơng dân đã phát huy tác dụng tốt, kích thích sản xuất phát triển. Đối với sản xuất lương thực, trước những khó khăn do thời tiết gây ra, Trạm khuyến nơng huyện đã tích cực tham mưu, đề xuất các giải pháp để UBND huyện kịp thời chỉ đạo việc phòng chống rét cho mạ, cho lúa.... tập trung chỉ đạo cơ sở cung ứng đầy đủ các loại giống lúa, chăm sóc kịp thời diện tích lúa cấy, áp dụng tốt các biện pháp thâm canh, phịng trừ sâu bệnh... Từ đó góp phần gieo cấy 3.486ha lúa chiêm xuân, đạt 100% kế hoạch, năng suất lúa ước đạt khoảng 55 - 56 tạ/ha.

Trong chăn nuôi thú y, dưới sự chỉ đạo của phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông đã phối hợp với các ngành chỉ đạo tổ khuyến nơng cơ sở thực hiện tốt việc tiêm phịng phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.Trạm kiểm tra chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật các hộ dân thực hiện chương trình ni trồng thuỷ sản, đặc biệt là diện tích dồn đổi ruộng đất để thực hiện dự án nuôi trồng thuỷ sản ở các xã Tứ Xã, Cao Xá, Vĩnh Lại... Cơng tác tập huấn được triển khai duy trì tốt, tiếp tục cải tiến nội dung, hình thức phù hợp với các đối tượng được tập huấn, được cán bộ và nhân dân đánh giá cao.

Thường xuyên xây dựng các quy trình kỹ thuật chăm sóc, thâm canh lúa và các cây trồng khác theo từng giai đoạn sinh trưởng để tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, giúp bà con nông dân áp dụng vào sản xuất. Hàng năm, trạm khuyến nông huyện đã tổ chức 24 lớp tập huấn cho 1.200 lượt người về kỹ thuật gieo sạ lúa bằng giàn kéo tay, cây ăn qua, chăn ni, thuỷ sản. Thơng qua tập huấn đã góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như kỹ năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân.

Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thơn huyện cịn phối hợp với Công ty Supe PP&HC Lâm Thao hàng năm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón cân đối, hợp lý cho lúa và cây trồng vụ mùa. Năm 2009.

trong 6 tháng đầu năm Phòng đã xây dựng 26 mơ hình trình diễn về lúa lai giống mới Syn6, quy mơ 10ha; bón phân nén, quy mô 0,5 ha; gieo sạ lúa bằng giàn kéo tay; trồng chuối tiêu, chuối gng kỹ thuật cao quy mơ 1,5 ha; ni cá tổng hợp quy mô 0,6ha, chăn ni, thụ tinh nhân tạo bị.

Có thể nói, cơng tác khuyến nơng ở huyện Lâm Thao đã rất thành công trong các khâu chỉ đạo nông dân thực hiện đúng khung lịch thời vụ, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, thu hoạch nhanh gọn lúa vụ mùa, giải phóng đất nhanh để sản xuất vụ đơng đảm bảo đúng thời vụ, hồn thành kế hoạch diện tích đối với một số cây chủ lực như ngơ và các cây trồng có giá trị cao đậu tương, lạc và một số cây rau màu khác. Nhờ có sự nỗ lực khơng ngừng của các Cấp Ủy đảng, của người dân trong huyện mà kinh tế nông nghiệp huyện không ngừng phát triển.

Thứ ba là, trong phát triển KTNN đã từng bước thực hiện cơ giới hóa

Cơ giới hóa trong nơng nghiệp nơng thơn đã có từ lâu, song chỉ giới hạn ở một số khâu như làm đất, xay sát vận chuyển... Từ năm 2006 khi kinh tế có nhiều khởi sắc, chương trình cơ giới hóa bắt đầu phát triển mạnh. Cùng với sự cố gắng nỗ lực tích cóp vốn để mua sắm các máy móc cơ giới của nông dân, ngành NN& PTNT thông qua một số chương trình đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ thêm để nông dân mua sắm thêm máy làm đất, thu hoạch lúa, máy bơm nước, máy hái chè… Mỗi năm một ít dần dần cơ giới đã trở thành bộ phận thiết yếu trong nông thôn. Nhiều xã ở vùng trọng điểm lúa, quy mơ diện tích lớn, xã nhiều có hàng trăm máy móc, xã ít cũng có vài chục chiếc. Những khâu sản xuất chủ yếu như làm đất, vận chuyển, thu hoạch ngồi đồng đến chế biến trong nơng thơn đã cơ bản được cơ giới hóa. Ngay cả như tát nước cũng sử dụng máy bơm nhỏ để bơm tưới chứ khơng cịn dùng gầu sòng, gầu dai.

Theo tổng hợp của ngành nơng nghiệp: Chỉ tính từ 2005 đến năm 2010

Chủ yếu máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, vò lúa, phun thuốc sâu, máy xay,... Ngồi ra cịn có máy móc thơ sơ như tuốt lạc, giàn sạ kéo tay gieo thẳng... cũng góp phần giảm thiểu đáng kể chi phí nhân cơng lao động. Đó là chưa kể nhiều hộ nơng dân khác tự đầu tư mua sắm máy móc làm dịch vụ. Có máy móc cơ giới sản xuất nơng nghiệp đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động và tăng năng suất. Trước đây hầu hết nhà nông đều phải ni một con trâu hoặc bị để lấy sức kéo làm đất, vận chuyển... nay nhờ cơ giới nên trâu bị ni chủ yếu phục vụ sinh sản, làm hàng hóa thực phẩm. Ngồi các máy phục vụ nơng nghiệp, các máy chế biến nông sản như xao chè thủ công, làm đậu, xay, sát gạo, nghiền cám, bột... cũng phát triển rộng rãi, tạo cơ hội để nông dân có thời gian làm việc khác, tăng thêm thu nhập.

Những thành tựu về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Lâm Thao đạt được từ năm 1999 đến năm 2010 là kết quả của nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan: là do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của

Huyện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phầm cũng như thu hút đầu tư. Người dân cần cù, chịu khó, đồn kết, nắm bắt được tiến bộ KHKT nhanh, có óc tìm tịi, sáng tạo trong lao động cũng như sản xuất. Bên cạnh đó, những thành tựu quan trọng của quá trình phát triển các ngành kinh tế khác nhất là công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.

Nguyên nhân chủ quan: Đảng bộ huyện đã nắm bắt và vận dụng sáng tạo

chủ trương của Trung ương Đảng để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong những năm 1999- 2010, Đảng bộ huyện đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết nhất trí trong nội bộ. Trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, vai trị của kinh tế nơng nghiệp trong quá trình phát triển KTXH theo hướng CNH, HĐH và dựa vào điều kiện cụ thể

của địa phương, Đảng bộ đã đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển và chỉ đạo một cách thống nhất, có trọng điểm hướng tới mục tiêu chung. Chính vì có sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét ở các khâu, lĩnh vực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, áp dụng KHKT đưa giống mới có chất lượng cao vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chuyển đổi mùa vụ... Phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là vai trị của Hội Nơng dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Lâm Thao ( Phú Thọ) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2010 (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)