7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Lâm
2.1.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lâm Thao đẩy mạnh phát triển kinh tế
phát triển kinh tế nông nghiệp
Quán triệt tinh thần chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN, đặc biệt là Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) về Nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn, ngày 20-11-2008, Đảng bộ huyện Lâm Thao đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thông qua việc ban hành các văn bản như: Nghị quyết của BTV Huyện ủy về “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết về “Phát triển sản xuất nông nghiệp cận đô thị, tăng giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích”; về “huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng”; ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới đến năm 2015. UBND huyện đã chỉ đạo, cụ thể hóa thành các chương trình, dự án, kế hoạch như: Dự án xây dựng mơ hình tổ chức quản lý và tiêu thụ rau an toàn; Kế hoạch thực hiện các chương trình sản xuất nơng nghiệp trọng điểm; Về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế trang trại đến năm 2015… Nhờ đó tạo sức bật mạnh mẽ để nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong huyện có bước phát triển tồn diện.
Để việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết được thuận lợi, Lâm Thao đã chú trọng tăng cường thu hút các nguồn lực, phát động toàn dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với xây dựng nơng thơn mới. Huyện duy trì thực hiện trích 25% nguồn thu từ đấu giá, cấp quyền sử dụng đất cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ năm 2008 đến 2010, huyện đã kiên cố hóa được 129 km đường giao thông nông thôn; 61,5 km kênh mương; 100% trụ sở UBND cấp xã được kiên cố hóa; tất cả các hộ dân có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 85,6% hộ khu vực nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh; 71% chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải bảo vệ môi trường [46, tr4].
Huyện cũng chú trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại. Theo đó, năm 2010 huyện đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, gắn quy hoạch vùng sản xuất với quy hoạch nơng thơn mới; triển khai có hiệu quả các chương trình sản xuất cây lương thực, cây vụ đơng, chăn ni lợn xuất khẩu và bị thịt chất lượng cao, phát triển thủy sản.
Bên cạnh việc tiếp nhận và thực hiện tốt các chính sách của tỉnh, hàng năm huyện trích từ 1 đến 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nông dân các các giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. Bình quân hàng năm có trên 1.400 ha cây trồng vụ đơng, trong đó trên 1.200 ha cây vụ đông trên đất hai vụ lúa; một số diện tích cấy lúa năng suất thấp được chuyển sang chăn nuôi, thủy sản kết hợp trồng màu cho thu nhập cao hơn 1,5 - 2 lần. Nhiều hộ nông dân đầu tư xây dựng trang trại, gia trại với quy mô từ vài chục đến vài trăm đầu lợn; nuôi gà quy mô cơng nghiệp ở các xã Kinh Kệ, Vĩnh Lại, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Huyện đã quy hoạch cánh đồng mẫu lớn tại 2 xã Cao Xá và Vĩnh Lại, tổng diện tích 179 ha; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại Tứ Xã diện tích 20,3 ha. Nhiều xã, thị trấn chú trọng phát triển mơ hình nơng nghiệp đơ thị hiệu quả như trồng rau an tồn tại Tứ Xã, Cao Xá, Bản Nguyên, Sơn Vi, thị trấn Lâm Thao; nuôi trồng thủy sản tập trung, an toàn tại Tứ Xã, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Dương; mơ hình nhà nơng làm vườn kết hợp dịch vụ tại các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Sơn Vi… qua đó hình thành phương thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản. Tính đến năm 2010 tồn huyện có hơn 40 trang trại, hơn 30 đơn vị kinh tế tập thể hoạt động theo Luật HTX, 160 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Cả huyện có 6 làng nghề với khoảng 2,6 nghìn hộ, thu hút trên 4.000 lao động, tác động tích cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân nông thôn. Ngoài việc hỗ trợ về cây con giống, huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho trên 12,3 ngàn lượt nông dân với các ngành nghề như trồng và chế biến nấm, chế biến nông sản, thực phẩm; xây dựng hàng trăm mơ hình trình diễn sản xuất, nhờ đó trình độ kỹ thuật, năng lực áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất của nông dân được nâng lên đáng kể. Việc đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất cũng được đẩy mạnh, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất. Tỷ lệ cơ giới hóa trong nơng nghiệp ước đạt 65%, trong đó khâu làm đất, vận chuyển đạt gần 100%, khâu gieo cấy khoảng 20%, khâu thu hoạch đạt 40%.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW (2008), Đảng bộ huyện Lâm Thao được xác định là Đảng bộ tiên phong của tỉnh Phú Thọ trong giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Sau 5 năm triển khai, huyện Lâm Thao rút ra bài học kinh nghiệm, đó là cần phải đồng bộ hóa các chủ trương, chính sách để có đủ cơ sở pháp lý và đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện; phải thực sự thấm nhuần quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho nhân dân cùng cán bộ, đảng viên hiểu rõ nội dung, nhiệm vụ, đồng lịng ủng hộ và cùng thực hiện. Q trình chỉ đạo kịp thời có những điều chỉnh bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đặc biệt, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, huyện Lâm Thao đã huy động được nguồn lực đáng kể trong nhân dân thông qua con đường xuất khẩu lao động và dịch vụ ở các đô thị trong cả nước. Do vậy cần vận dụng và thực hiện tốt phương châm ly nông nhưng không ly hương, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để người nơng dân có nhiều cơ hội tốt hơn khi tham gia thị trường lao động xuất khẩu, lao động công nghiệp dịch vụ ở các đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó có được nguồn lực kinh tế tham gia xây dựng quê hương. Huyện phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất trên
đơn vị diện tích đạt 120 – 150 triệu đồng/ha; giảm hộ nghèo còn dưới 2% và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên đạt trên 48%.
Trước khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 - BCH Trung ương khố X về Nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, năm 2007 Ban thường vụ Huyện uỷ Lâm Thao đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/HU về “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Do vậy, Nghị quyết 26-NQ/T.Ư ra đời, đã tạo thêm động lực để huyện đẩy nhanh hơn tiến trình xây dựng nơng nghiệp, nơng thơn mới theo hướng tiến bộ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tính đến năm 2010 kinh tế nông nghiệp và nơng thơn trong huyện đã có những bước phát triển đáng khích lệ, giá trị sản xuất toàn ngành tăng hơn 8%/năm; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha; cơ cấu lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm cịn gần 59%, trong đó có 37,3% lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cịn 4,87% [46, tr2].
Có được kết quả trên là do huyện đã triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp phục vụ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn như: trợ giá giống, hỗ trợ cho công tác khuyến nông, khuyến công và xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hoá; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung các nguồn vốn cho kiên cố hố trường lớp, xây dựng và hồn thiện các thiết chế văn hoá, đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Vốn là địa bàn trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh nên Lâm Thao có khá nhiều thuận lợi để thực hiện phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là trong các khâu chọn giống, thâm canh để đạt năng suất, hiệu quả cao. Tính đến năm 2010, tỷ lệ lúa chất lượng cao của huyện ln duy
trì ở mức 25 - 30% tổng diện tích gieo cấy, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha; trên 70% tổng đàn là bò lai sind và lợn nái ngoại. Tồn huyện có 71 trang trại ở các loại hình, trong đó trang trại chăn ni gia súc gia cầm kết hợp nuôi trồng thuỷ sản chiếm chủ yếu, cho thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/năm. Đáng chú ý, công tác tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường đã mang lại hiệu qủa và bước đầu được nhân rộng, điển hình như: mơ hình trồng rau an toàn hơn 15 ha, diện tích trồng lúa theo quy trình thâm canh cải tiến SRI đạt trên 250 ha [78]; gieo thẳng lúa bằng giàn kéo tay đạt hơn 100 ha... Nhờ đó, kiến thức, trình độ và năng lực sản xuất của lao động nông thôn đã được tăng lên đáng kể.
Việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất cũng được đẩy mạnh, góp phần giải phóng đáng kể sức lao động phổ thơng cho người nông dân. Với 150 máy nông nghiệp được đầu tư và đưa vào sử dụng rộng rãi, tồn bộ khâu vị và tuốt lúa; 90% diện tích khâu làm đất của bà con đều đã được thực hiện bằng máy; tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu vận chuyển đạt 60%. Huyện đã bước đầu hiện đại hố trong khâu chăm sóc, bằng việc triển khai lắp đặt hệ thống tưới nước tự động tại vùng sản xuất rau an toàn xã Cao Xá, cung cấp nước tưới cho khoảng 4 ha.
Đi đôi với quan tâm phát triển nông nghiệp, huyện Lâm Thao đã chú trọng tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, tạo tiền đề để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống cho nông dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ cấp trên và nguồn nội lực hàng trăm tỷ đồng, đến nay hơn 50% đường giao thông liên thơn trong huyện đã được cứng hố; 85% đường giao thơng nội đồng được bê tơng hố và được rải cấp phối trục chính, tạo thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển phương tiện phục vụ sản xuất của bà con; số kênh mương cấp II, cấp III được cứng hoá đạt tỷ lệ 52%, chủ động tưới tiêu cho 85% diện tích canh tác.
Dấu hiệu đáng mừng là, chỉ sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của BTV Huyện ủy và 1 năm thực hiện Nghị quyết BCH Trung ương về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhiều chỉ tiêu đề ra đến năm 2010 huyện đã thực hiện đạt và vượt. Điều đó cho thấy, huyện Lâm Thao đang có những bước đi vững chắc để tiến đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vấn đề phát triển tam nơng ở địa phương, cịn một số lĩnh vực chưa khai thác, tận dụng được tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện. Việc đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thơn tuy đã được quan tâm nhưng kinh phí chưa nhiều, nhất là các cơng trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Sản lượng nơng sản hàng hóa trong nhân dân còn nhỏ lẻ, lĩnh vực chế biến, tiêu thụ phát triển chậm, dẫn đến thu nhập của người nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ lao động trong huyện nhìn chung thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là các đối tượng sau thu hồi đất cịn hạn chế, khoảng cách giàu nghèo giữa nơng thơn – thành thị, giữa lao động nơng nghiệp và phi nơng nghiệp có xu hướng tăng.
Thực tế đó đặt ra cho Lâm Thao nhiều nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện trong những năm tới. Một trong những nhóm giải pháp trọng tâm được huyện chú trọng, đó là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đồn thể chính trị trong thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng lao động nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và tỷ lệ lao động ngành nghề, từng bước xây dựng mơi trường nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, hướng tới nền nông
nghiệp phát triển toàn diện, đạt hiệu quả cao và bền vững, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.