Chức năng kinh tế dịch vụ của báo chí trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Chức năng kinh tế dịch vụ của báo chí trong nền kinh tế thị trường

Báo chí cách mạng Việt Nam có nhiều chức năng như thông tin giao tiếp, tham gia công tác tư tưởng, tham gia quản lý và giám sát xã hội, văn hóa - giáo dục - giải trí và một chức năng khơng kém phần quan trọng đó là chức năng kinh tế - dịch vụ.

Công cuộc đổi mới khởi động từ năm 1986 đã dẫn dắt nền kinh tế - xã hội nước ta từng bước bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề kinh tế báo chí dù ít được nói đến, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật, song đằng sau sự đa dạng, phong phú về số lượng, nội dung, hình thức, một số cơ quan báo chí nói chung, người làm báo nói riêng vẫn vơ tình hoặc cố ý vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà quên đi chức năng và các nguyên tắc hoạt động của báo chí cánh mạng. Thực tế đã diễn ra khơng ít các hoạt động vi phạm đạo đức nghề nghiệp như phản ánh sai sự thật, dùng uy tín của cơ quan, của bản thân để hù dọa, thậm chí tống tiền cơ sở. Những việc làm như vậy là không thể tồn tại trong

một nền báo chí hiện đại và dân chủ. Trong thời kỳ đổi mới, thực tế phát triển của báo chí nước ta cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là phát triển thơng tin báo chí phải đi đơi với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tiễn đã chứng minh rằng sự phát triển kinh tế báo chí khơng thể tách rời nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng diễn ra ngày càng gay go, phức tạp. Vì vậy, muốn giành thế chủ động, vấn đề phát triển kinh tế báo chí cần phải được nghiên cứu kỹ để từ đó có giải pháp phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của báo chí trên lĩnh vực tư tưởng, phục vụ hiệu quả nhất sự nghiệp phát triển đất nước. Muốn vậy, trước hết cần tìm giải pháp giúp báo chí thốt khỏi cơ chế “xin - cho”, tạo cơ chế mới để báo chí phát huy mọi tiềm năng, chủ động, sáng tạo, “làm kinh tế” trong khn khổ luật pháp quy định; lấy “địn bảy kinh tế” làm động lực, khắc phục sự trì trệ trong tư duy và trong cơng việc, kể cả ở đội ngũ lãnh đạo.

Thực tiễn vận động của nền kinh tế thị trường đã chỉ ra những điều mang tính chân lý, rằng các hoạt động kinh tế báo chí xuất phát từ nhu cầu thiết thân, nhu cầu sống còn và phát triển của nền kinh tế thị trường. Báo chí cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị kinh tế và làm nên các dịch vụ kinh tế trong xã hội.

Trước kia chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí chỉ được gói gọn trong vai trị, chức năng quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả nhất; thông qua vai trị này để có thể đóng góp thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, khơng phải sản phẩm báo chí nào cũng có lợi thế và cơ hội đóng góp vai trị quảng cáo đối với sự phát triển kinh tế cũng như cơ may để tăng “hầu bao” tài chính và phát triển chiến lược nguồn thu. Vai trò và cơ hội này phụ thuộc chủ yếu vào chỉ số phát hành và nhóm cơng chúng hướng tới (đối với báo in và tạp chí), chỉ số rating và phạm vi phủ sóng (đối với phát thanh, truyền hình), chỉ số truy cập và nhóm đối tượng truy cập (đối với báo mạng điện tử).

Nhưng hiện nay báo chí nói chung và lĩnh vực truyền hình nói riêng đã có nhiều hình thức làm kinh tế đa dạng và mang lại hiệu quả hơn. Không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo, hiện nhiều tờ báo có thể tìm được nguồn thu từ việc đầu tư vào các mơ hình kinh tế (mơ hình trang trại của báo Nơng nghiệp Việt Nam), tổ chức sự kiện, hay điển hình là hình thức kêu gọi các nguồn xã hội hóa để phát triển và mở rộng kênh sóng của các đài truyền hình…

Vài chục năm nay, ở nhiều nước phát triển đã xuất hiện các ấn phẩm báo in phát khơng, thậm chí gần đây có xu hướng gia tăng, đã làm cho một số người đồn đốn báo in rồi chỉ phát khơng. Khơng phải thế. Báo in phát không chủ yếu “sống” từ nguồn thu quảng cáo và tài trợ. Và không phải nhóm cơng chúng nào cũng chuyên chú vào thông tin quảng cáo; rồi ngay cả các sản phẩm báo in chuyên quảng cáo này, mỗi số cũng có vài ba bài phân tích kinh tế, dự báo xu hướng giá cả thị trường, định hướng, gợi ý hay thảo luận thị hiếu tiêu dùng với dụng ý định hướng giá trị văn hóa và thị hiếu. Bởi vì quảng cáo trên báo in và truyền hình đang tạo nên hiệu ứng “giấy dán tường” làm cho hiệu quả tiếp nhận thông tin quảng cáo ngày càng thấp trong khi chi phí sản xuất và đăng tải quảng cáo ngày càng đắt đỏ.

Theo C.Mác đã khẳng định rằng, giá trị sử dụng hàng hóa phụ thuộc vào trình độ văn minh của người tiêu dùng. Do đó, xã hội càng phát triển, con người càng văn mình thì chức năng xã hội của báo chí càng đa dạng, phong phú. Báo chí Việt Nam khơng chỉ đảm nhận chức năng tuyên truyền - chức năng tư tưởng do Đảng và Nhà nước giao cho, dù chức năng này vô cùng quan trọng và cần thiết, xuyên suốt mọi hoạt động cùa mình, mà cịn phải đảm nhận các chức năng cơ bản khác, và thơng qua các chức năng này mới có thể làm tốt chức năng tuyên truyền tư tưởng, như chức năng thông tin - giao tiếp, chức năng văn hóa, giải trí, chức năng giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế, dịch vụ trong đó có vai trị quảng cáo.

Hình 1.1: Doanh thu quảng cáo trên truyền hình và báo in ở Việt Nam

(nguồn: TNS Media Viet Nam – TV&Kantar Media)

Vấn đề kinh tế báo chí dù ít được nói đến, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật, song đằng sau sự đa dạng, phong phú về số lượng, nội dung, hình thức, một số cơ quan báo chí nói chung, một số người làm báo nói riêng vẫn vơ tình hoặc cố ý vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà quên đi chức năng và các nguyên tắc hoạt động của báo chí cánh mạng. Thực tế đã diễn ra khơng ít các hoạt động vi phạm đạo đức nghề nghiệp như phản ánh sai sự thật, dùng uy tín của cơ quan, của bản thân để hù dọa, thậm chí tống tiền cơ sở. Những việc làm như vậy là không thể tồn tại trong một nền báo chí hiện đại và dân chủ. Trong thời kỳ đổi mới, thực tế phát triển của báo chí nước ta cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là phát triển thơng tin báo chí phải đi đơi với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tiễn đã chứng minh rằng sự phát triển kinh tế báo chí khơng thể tách rời nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng diễn ra ngày càng gay go, phức tạp. Vì vậy, muốn giành

thế chủ động, vấn đề phát triển kinh tế báo chí cần phải được nghiên cứu kỹ để từ đó có giải pháp phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của báo chí trên lĩnh vực tư tưởng, phục vụ hiệu quả nhất sự nghiệp phát triển đất nước. Muốn vậy, trước hết cần tìm giải pháp giúp báo chí thốt khỏi cơ chế “xin - cho”, tạo cơ chế mới để báo chí phát huy mọi tiềm năng, chủ động, sáng tạo, “làm kinh tế” trong khn khổ luật pháp quy định; lấy “địn bẩy kinh tế” làm động lực, khắc phục sự trì trệ trong tư duy và trong công việc, kể cả ở đội ngũ lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)