Bản chất quan hệ sở hữu và thực quyền quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 68 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Bản chất mơ hình hợp tác giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và các đối tác xã

2.4.2. Bản chất quan hệ sở hữu và thực quyền quản lý

Ở Việt Nam, đài truyền hình là cơ quan của nhà nước và nắm giữ trong tay các nguồn lực của nhà nước như kênh sóng, các trang thiết bị hiện đại nên nguyên tắc khơng thể thay đổi là phía nhà đài sẽ nắm giữ và chịu trách nhiệm hồn tồn về nội dung phát sóng. Với những hạn chế vẫn cịn tồn tại và xảy ra trong cơng tác xã hội hóa như trình bày ở phần trên, ngày càng có những quy định chặt chẽ được đặt ra trong nguyên tắc liên kết sản xuất các chương trình truyền hình.

Theo TS. Tạ Bích Loan – Trưởng Ban Biên tập VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam :

“Đài Truyền hình khơng chỉ cần quản lý phần lên sóng của một chương trình xã hội hóa mà cịn tất cả hoạt động PR (truyền thơng) bên lề cũng phải được sự kiểm sốt của đài để không xảy ra những lỗ hổng” [Phụ

lục PVS 1.3].

Cũng theo TS. Tạ Bích Loan, điều đó khơng có nghĩa là phía đối tác xã hội hóa “muốn làm gì thì làm” mà “quyền lợi ln đi kèm với trách nhiệm”, do vậy họ cũng cần phải ý thức đến việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, hạn chế tối đa những sơ suất:

“Pháp nhân của các đơn vị xã hội hóa phải được đề cao hơn và được

thừa nhận hơn. Chúng ta thường nói, Đài truyền hình chịu trách nhiệm nhưng rõ ràng các đối tác xã hội hóa là các chủ thể, thực thể được giao khối lượng công việc khơng hề nhỏ và họ cũng phải có trách nhiệm đối với chính sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu nói đài truyền hình chịu trách nhiệm tất cả thì cũng có thể phải xem xét lại, vì là rõ ràng “quyền lợi” phải đi liền với “trách nhiệm”, các đơn vị tham gia có những quyền lợi nhất định thì đi kèm đó phải là “trách nhiệm” để họ phải quan tâm hơn và thận trọng hơn trong mỗi hành động”. [Phụ lục PVS 1.3]

Cũng trên nguyên tắc đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, Đài VTC chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với nội dung khi phát sóng. Bên cạnh đó,

Quyền lợi và nghĩa vụ của Đài VTC

VTC đảm bảo cung cấp, sữa chữa và bảo trì các thiết bị, nhân sự và phương tiện kỹ thuật cần thiết để đảm bảo việc phát sóng chương trình với chất lượng tốt và rõ ràng 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày một năm.

VTC đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về pháp lý và kỹ thuật để phát sóng liên tục trong phạm vi hợp tác và thời gian hợp tác. Chịu tồn bộ chi phí trong khâu phát sóng chương trình của kênh xã hội hóa trên hệ thống phát sóng Analog và truyền hình Kỹ thuật số mặt đất DVB-T đã có và sẽ phát triển mới của VTC.

VTC chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung chương trình phát sóng trên kênh xã hội hóa, bảo đảm định hướng nội dung theo đúng Luật Báo chí và các quy định hiện hành.

Trong phạm vi hợp tác, VTC chịu trách nhiệm đặt hàng nội dung theo kế hoạch để các đối tác xã hội hóa tổ chức sản xuất, khai thác chương trình cung cấp cho VTC để VTC phát sóng trên kênh xã hội hóa.

VTC cũng phải tn thủ ngun tắc khơng khai thác hoặc hợp tác với bên thứ ba để khai thác các dịch vụ truyền thông trong phạm vi hợp tác nếu khơng có sự thỏa thuận của các đối tác.

VTC chịu trách nhiệm nghiệm thu chương trình do bên đối tác sản xuất, cung ứng. Kiểm duyệt nội dung và phát sóng trên kênh sóng xã hội hóa thuộc hệ thống truyền hình kỹ thuật số hiện có của VTC.

VTC cũng được quyền chấp nhận hoặc từ chối nghiệm thu chương trình do các đối tác cung cấp. Lý do từ chối nghiệm thu chương trình (nếu có) căn cứ vào Luật Báo chí và các quy định hiện hành về quản lý nội dung trên sóng truyền hình và các thỏa thuận về chất lượng kỹ thuật.

VTC được quyền tham gia ý kiến với các đối tác xã hội hóa trong quá trình tổ chức sản xuất khai thác chương trình theo đơn đặt hàng của VTC trong phạm vi

Logo của các đối tác (như VTC7, VTC8, VTC9…) thuộc quyền sở hữu của VTC và ln xuất hiện trên kênh xã hội hóa theo quy định của Đài Truyền hình Kỹ thuật số.

Có một ban thư ký chương trình của VTC nằm tại Đài truyền hình để đặt hàng, nghiệm thu và kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi phát sóng trên kênh xã hội hóa.

Quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tác xã hội hóa

Các đối tác xã hội hóa chịu trách nhiệm tổ chức và tồn bộ các chi phí để sản xuất, khai thác các chương trình, kể cả các chi phí bản quyền cần thiết để đảm bảo chất lượng chương trình về nội dung và kỹ thuật theo đơn đặt hàng của VTC trong phạm vi hợp tác.

Đối tác cũng chịu trách nhiệm tổ chức và tồn bộ chi phí cho việc khai thác các dịch vụ truyền thông (quảng cáo, tài trợ…) trên các chương trình do đối tác sản xuất khai thác theo đặt hàng của VTC

Phía đối tác được quyền và có trách nhiệm thành lập đội ngũ chuyên viên phối hợp với VTC để triển khai các công việc trong phạm vi hợp tác. Đồng thời phải cung cấp tồn bộ tín hiệu phát sóng các chương trình trên kênh xã hội hóa tại trung tâm truyền dẫn phát sóng của VTC (65 Lạc Trung, Hai Bà trưng, Hà Nội).

Các đối tác có quyền quảng cáo, tiếp thị, cơng bố, quảng bá… liên quan đến các chương trình trong phạm vi hợp tác đảm bảo trên thị trường Việt Nam và nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Đồng thời chịu trách nhiệm khai thác các dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ truyền thông trong phạm vi hợp tác đảm bảo tuân thủ pháp luật của Việt Nam cũng như những quy định của quốc tế.

Ngồi các sản phẩm và dịch vụ truyền thơng do các đối tác tự sản xuất để cung ứng, đối tác được quyền hợp tác sản xuất và khai thác các chương trình với các đối tác khác có chức năng nhiệm vụ và đủ năng lực để làm phong phú thêm và đa dạng hóa các chương trình truyền hình nhưng phải tuân thủ theo pháp luật của Việt

Nam, đặc biệt là Luật Báo chí ; Logo và thương hiệu của kênh xã hội hóa được xuất hiện trong các chương trình phát sóng trên truyền hình kỹ thuật số VTC.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cam kết đảm bảo hoạt động liên kết trên kênh các kênh xã hội hóa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về báo chí đối với kênh chương trình liên kết, kiểm sốt nội dung kênh chương trình theo đúng đường lối, chính sách, định hướng tuyên truyền báo chí của Đảng và Nhà nước, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung các điều của Luật Báo chí và các quy định pháp luật liên quan. Theo ông Đỗ Quý Dỗn – Ngun Thứ trưởng Bộ Thơng tin và Truyền thông, việc chịu trách nhiệm của kênh xã hội hóa:

“phải tuân theo quy định của pháp luật, ví dụ tồn bộ nội dung chương trình của đài truyền hình phải do chính đài đó chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản. Đài truyền hình cũng phải chịu trách nhiệm về khâu biên tập, nội dung, tính định hướng, tính chính trị với tất cả các sản phẩm của bất kì cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào cung cấp nguồn lực cho Đài. Dù nội dung đó là của ai, của tổ chức, cá nhân nào, theo quy định của Pháp luật, đặc biệt Luật Báo chí Việt Nam thì Đài truyền hình vẫn phải chịu trách nhiệm”.[Phụ lục PVS 1.1]

Do vậy, dù đối tác là ai thì nguyên tắc bất di bất dịch là Đài Truyền hình VTC phải chịu trách nhiệm về sản phẩm phát sóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các mô hình xã hội hóa của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 68 - 71)