7. Kết cấu của luận văn
1.1. Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn
1.1.3. Khái niệm lối sống
Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con ngƣời và mỗi nền văn hóa. Chúng gắn liền với các cơ sở
kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng và mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Mỗi xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống, đạo đức cũng nhƣ các thƣớc đo giá trị quy định trật tự và sự phát triển ổn định cho cả cộng đồng, đồng thời chi phối các mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con ngƣời với toàn thể đời sống xã hội.
Ở một bình diện chung nhất, lối sống là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa. Khi nói về phạm trù “lối sống”, có rất nhiều quan niệm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau.
Tâm lý học coi các yếu tố khí chất, tính cách, nhân cách là thuộc tính cơ bản
của lối sống. Vì thế, khi nói “tính cách ngƣời Anh”, “tính cách ngƣời Việt” thì điều đó có nghĩa kiểu hành vi, kiểu ứng xử, kiểu suy nghĩ và cách biểu hiện cảm xúc, tình cảm này là đã mang tính chất đặc trƣng cho mỗi nhóm xã hội và cả cộng đồng ngƣời đó rồi.
Nhân học, dân tộc học nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của lối sống. Chính vì
thế theo cách tiếp cận này, mỗi dân tộc cụ thể đều có một lối sống đặc trƣng bởi hệ giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống, thói quen thể hiện qua cách ăn, mặc, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi lối sống chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc, nhờ vậy có thể nhận diện và phân biệt đƣợc ngƣời dân tộc này với ngƣời dân tộc khác.
Xã hội học thì lại cho rằng, lối sống là một phạm trù xã hội học dùng để chỉ
kiểu hành vi, kiểu quan hệ xã hội tƣơng ứng với vị thế - vai trò và cấu trúc xã hội nhất định. Lối sống qui định đặc điểm của tƣ duy, cách giao tiếp, ứng xử của con ngƣời trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn hóa xã hội, chính trị tƣ tƣởng và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng bản thân lối sống lại bị qui định bởi cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và hệ thống xã hội. Theo từ điển tóm tắt xã hội học (Liên Xơ cũ): lối sống là những hình thức hoạt động sống (cá nhân, nhóm, tầng lớp) điển hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử.
Từ phạm vi rộng lớn ấy, có thể thấy: Lối sống là một thói quen có định hƣớng, có chất lƣợng lý tƣởng. Nó là cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trƣng văn hóa của một ngƣời hay một cộng đồng, là một yếu tố
xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lƣợng văn hóa và trí tuệ của con ngƣời.
Nhƣ vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hƣởng thụ, trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa. Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành động biểu hiện nhƣ sự lặp lại, phổ biến, ổn định dƣới dạng thức hoạt động đặc trƣng cho một dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập qn có vai trị hết sức lớn đến phƣơng thức hoạt động, tu duy cách ứng xử của ngƣời ta trong xã hội. Tất cả tạo thành cơ sở của khuôn mẫu hành vi của mỗi ngƣời, mỗi nhóm và tập đồn ngƣời khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét căn bản đặc trƣng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trong những điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử. Nó là những cách thức, phép tắc tổ chức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã đƣợc thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen.
Từ những khái niệm khác nhau nhƣ trên có thể đƣa ra một khái niệm chung tổng quát nhƣ sau: Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mơ hình, cách thức và phong
cách sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống. Trong lối sống tổng hồ những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc trong một xã hội nhất định. [28, tr. 23-24].
Một số nhận biết về tiêu chí lối sống:
Lối sống thể hiện văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa của một dân tộc, cả các giá trị phổ quát và cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từng
thời kỳ nhất định. Về nhận thức, lối sống tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổn định của các hình thức hoạt động sống đặc trƣng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùng địa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể. Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến học hành, vui chơi, giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ, vv..; từ hoạt động kinh doanh, chính trị, văn hố đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhƣ vậy, nếu xem lối sống, theo nghĩa đơn giản, là cách sống của một cá nhân hay cộng đồng thì rõ ràng mọi yếu tố xã hội xung quanh nó có ảnh hƣởng đến q trình hình thành nhân cách hay lối sống của họ.
Tiêu chí ln đƣợc định nghĩa là: "Tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật".
Nhƣ vậy, tiêu chí lối sống sẽ đƣợc xem là: Những dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét hoặc phân loại lối sống.
Từ cách chia nhƣ vậy, cộng với việc xác định thêm một trục thời gian bên cạnh trục không gian nhƣ cách phân chia truyền thống của những ngƣời theo mơ hình cấu trúc đã chỉ ra trong lý thuyết lối sống ở trên, tiêu chí lối sống đƣợc đề tài chia thành 02 loại: Tiêu chí đánh giá lối sống và tiêu chí phân loại lối sống.
Tiêu chí đánh giá lối sống:
Do lối sống là một phạm trù mang tính đạo đức nên thông thƣờng ngƣời ta phân chia lối sống theo cách đánh giá này. Trên cơ sở đó, tiêu chí đánh giá lối sống có thể phân chia thành các dạng sau:
- Phân chia theo tính chủ động của lối sống: lối sống chủ động – lối sống bị động. - Phân chia theo tính tích cực của lối sống: Lối sống tích cực – lối sống tiêu cực. - Phân chia theo tính định hƣớng của lối sống: lối sống hƣớng nội – lối sống hƣớng ngoại.
- Phân chia theo tính chất tình nghĩa: lối sống trọng tình – lối sống trọng nghĩa. - Phân chia theo định hƣớng cá nhân hay cộng đồng: lối sống cá nhân – lối sống cộng đồng; lối sống vị kỷ – lối sống vị tha.
Tiêu chí phân loại lối sống:
Bên cạnh tiêu chí đánh giá lối sống theo cách nhìn đạo đức, lối sống cịn đƣợc nhìn nhận từ góc độ loại hình nhƣ sau:
- Lối sống theo nhóm tuổi: lối sống trẻ em, thanh niên, ngƣời già...
- Lối sống theo nghề nghiệp (môi trƣờng làm việc): lối sống công nhân, nông dân, học sinh – sinh viên, bác sĩ, giáo viên...
- Lối sống gia đình: Gia đình trí thức, nơng dân...
- Lối sống theo thu nhập: lối sống nhà giàu, nhà nghèo....
- Lối sống theo tôn giáo: lối sống của ngƣời theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Phật giáo,...
- Lối sống theo nơi cƣ trú: lối sống nông thôn, đô thị.
- Lối sống chia theo thời gian: lối sống cổ truyền, truyền thống, hiện đại. - Lối sống chia theo giới tính: lối sống nam giới (đàn ông), lối sống nữ giới (đàn bà).
- Lối sống chia theo nhóm bạn (nhóm sở thích): Lối sống của nhóm thích game, của nhóm thích phim Hàn Quốc, thích đi du lịch,...
- Lối sống theo trình độ học vấn: lối sống của học sinh tiểu học, sinh viên đại học... - Lối sống theo tình trạng tâm – sinh lý: lối sống hƣớng nội, hƣớng ngoại, có bệnh tật...
- Lối sống theo định hƣớng giá trị: Lối sống trọng tình cảm, lối sống tự do, lối sống buông thả...
Từ khái niệm và cách phân loại nhƣ trên có thể hiểu: Lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay là sự tổng hợp của các mơ hình, cách thức và phong cách sống của ngƣời trẻ (trong độ tuổi từ 16 – 28) trong mọi lĩnh vực từ lao động, học tập, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tƣ duy, lối ứng xử giữa ngƣời trẻ với nhau, giữa ngƣời trẻ với xã hội, giữa ngƣời trẻ và những ngƣời ở độ tuổi khác.